Những truyền thuyết về bán đảo Sơn Trà

Truyền thuyết kể rằng: ngày xưa, khi rừng núi còn hoang vu, con người chưa hề biết đến nơi gọi là bán đảo Sơn Trà. Những vị Tiên trên trời thường hay xuống đây mở tiệc, ca hát, nhảy múa và thưởng thức những thú vui tao nhã.....

1/ Sự tích bàn cờ Tiên

Truyền thuyết kể rằng: ngày xưa, khi rừng núi còn hoang vu, con người chưa  hề biết đến nơi gọi là bán đảo Sơn Trà. Những vị Tiên trên trời thường hay xuống đây mở tiệc, ca hát, nhảy múa và thưởng thức những thú vui tao nhã. 

Cũng chính nơi đây -  trên đỉnh Bàn Cờ gắn liền với huyền thoại các Tiên ông giáng trần thường ngồi chơi cờ với nhau trên đỉnh núi. Ngày có, có Tiên ông thua một ván cờ đã vô cùng tức giận, ông dậm thật mạnh chân lên đá và bay thẳng về trời để lại trên tảng đá một bàn chân lún sâu mà ngày nay gọi là Đá Tiên. Bên cạnh Đá Tiên còn có một hang sâu trong hang có giếng nước, người dân trong vùng gọi đây là giếng Tiên với lời đồn Tiên thường lấy nước ở đây để dùng.

Ngày nay, tại chùa Linh Ứng - Sơn Trà có một tượng Phật bà đứng rất linh thiêng, người dân thường đến cầu an và bình yên.



2/ Chuyện tình Tiên Sa

Ngày xưa, ở Việt Nam có rất nhiều lễ Hội : Lễ được mùa, Cầu Ngư,...  Các lễ hội được chuẩn bị khá kĩ lưỡng và trang nghiêm bởi không chỉ có người dân mà cả những nàng tiên xinh đẹp cũng được Ngọc Hoàng cho xuống để tham dự lễ hội. Khi lễ hội kết thúc, các nàng tiên cùng nhau lượn vòng, dạo chơi vùng đất Ô Long. Choáng ngợp trước vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ chốn trần gian nơi đây, các nàng đã đáp xuống để tận mắt chứng kiến được phong cảnh hiếm có ở chốn trần gian xinh đẹp.

Ngày ấy trên dãy núi Sơn Trà phía dưới là bãi cát trải dài trắng mịn ôm lấy vùng biển trong xanh như ngọc bích. Vì quá thích thú thiên nhiên nơi đây nên các nàng đã trút bỏ xiêm y để được đầm mình dưới làn nước mát lạnh. Nhưng không ngờ rằng có một chàng trai đã vô tình nhìn thấy dáng thể ngọc ngà của các nàng. Đem lòng xao xuyến ngay từ cái nhìn đầu tiên với nàng tiên xinh đẹp nhất, chàng quyết định mạo hiểm cất giấu xiêm y của nàng.

Sau khi tắm xong các nàng vội vã mặc lại xiêm y của mình để trở về thiên cung vì đã hết giờ ở lại Trần thế. Nhìn thấy các chị em mình đều lần lượt bay lên nhưng cô loay hoay mãi vẫn không nhìn thấy y phục của mình đâu. Bất ngờ cô bỗng bắt gặp ánh mắt si tình của một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang đắm đuối nhìn mình. Phút giậy ấy, chàng đã lấy dung cảm cầu hôn nàng. E thẹn và bối rối nhưng nàng lại không biết làm thế nào vì xiêm y của mình đã bị chàng cất giữ. Nàng bèn đồng ý lời cầu hôn của một anh chàng hiền lành này. Ngày qua ngày nàng sống vui vẻ ở trần thế cùng chồng làm nghề chài lưới. Thời gian cứ như thế cứ trôi qua, nhưng nàng đâu biết rằng trên thiên đình Ngọc Hoàng đang nổi trận lôi đình vì người con gái mất tích và đem lòng yêu một kẻ chốn trần gian. Ngài cho sấm chớp, dông bão nổi lên điên cuồng làm khuynh đảo khắp cả một làng chài nhỏ. 

Không thể vì tình yêu ích kỉ của mình mà làm hại đến người dân vô tội, nàng đã khóc rất nhiều và cuối cùng quyết định  thổ lộ với chồng: “Em là thân tiên nữ mà lại đem lòng yêu chàng một người trần thế, đã thế còn sinh sống nơi trần gian. Nay phụ hoàng đã nổi giận nếu em không trở về thiên đình thì người dân nơi đây khó lòng mà tránh khỏi những tai ương. Em thật lòng không muốn chàng và những dân làng gặp nạn vì em. Mong chàng hiểu cho em” 

Chàng trai nghe vợ nói xong vô cùng đau khổ nhưng vì không còn cách nào khác chàng bèn để vợ quay trở về chốn thần tiên. Từ khi nàng ra đi, chàng ngày đêm thương nhớ, lúc nào cũng ngồi ngoài bãi cát để chờ vợ trở về đến nỗi  quên ăn, quê ngủ đến sức cùng lực kiệt. Chàng hóa thành Đá. Nghe tin chồng đã hóa đá, nàng tiên khóc thương thảm thiết. Ngọc Hoàng cảm động cho tình yêu của hai người mới làm cho vùng biển này trở nên hiền hoà quanh năm. Người dân luôn được mùa cá vì trời yên biển lặng nên biết ơn sâu sắc vợ chồng tiên nữ và đặt bãi này là bãi  Tiên Sa.



3/ Chuyện tình Bãi Bụt

Truyền thuyết kể lại rằng : ngày xưa, có đôi vợ chồng trẻ chung sống với nhau trong một làng chài ven biển. Chàng làm nghề đánh bắt cá còn nàng thì ngày ngày hái củi, trồng rau. Lúc ấy, nơi đây người dân vẫn còn khá khó khăn trong việc đánh bắt cá, thuyền bè mỗi lần ra khơi đều bị những con sóng hung tợn đánh úp. Những ông chồng phải bỏ mạng nơi biển khơi lạnh lẽo còn vợ mình thì chờ đợi trong vô vọng. Hôm đó, chồng nàng cũng ra khơi và mãi không thấy trở về. Quá đau buồn, nàng hướng mặt về biển khóc thương thảm thiết mặc cho mưa gió bão bùng, sấm chớp liên hồi. Tiếng khóc thê lương của nàng đã thấu đến tận trời xanh. Bỗng từ đâu, một ông già râu tóc phạt phơ hiện ra và giải thích cho nàng biết sống chết là chuyện khó tránh khỏi ở đời : “hãy làm gì đó để cầu cho những linh hồn của những người bỏ mạng ở biển cả được siêu thoát, trong đó có chồng của con.  Hơn thế nữa mang lại sự no ấm và bình yên cho những người dân chài nơi đây”. Nói xong ông lão biến mất. Người vợ bang hoàng suy nghĩ và cuối cùng quyết định thoát khỏi chốn khổ ải nơi trần gian để được xuống tóc đi tu tại một ngôi chùa gần đó. Hằng ngày cô thành tâm tụng kinh niệm phật để cầu an cho người dân lành nơi đây cũng như giúp cho những người xấu số được siêu thoát. Kể từ ngày ấy, biển ngày càng dịu đi, không còn những trận thiên tai dữ dội như trước nữa. Biết ơn Bụt và đôi vợ chồng trẻ, người dân đã đặt tên cho nơi đây là Bãi Bụt và truyền miệng nhau chuyện tình đẹp của đôi vợ chồng trẻ.

Theo một truyền thuyết khác, cái tên Bãi Bụt được hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng: Bãi tức là Bãi Biển, Bụt là Phật. Ngày trước, ở nơi đây, khi đang đánh bắt cá người dân bất ngờ đã phát hiện một tượng Phật Lồi lồi lên ở giữa biển. Người dân cho rằng đó là điềm lành bèn đem tượng phật linh thiêng bảo quản và thờ cúng cẩn thận với mong muốn cầu sự bình an và được mùa. Sau thời chiến tranh, tượng bị gãy phần đầu, cứ theo thời thế câu chuyện dân gian được lưu truyền mãi đến thời nay.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tour đảo Lý Sơn
Ăn Chơi Đà Nẵng
Tour Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm

Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886