Nguồn gốc & ý nghĩa của Đại lễ Vu Lan

Ngày đăng: 26/08/2015
Mỗi mùa Vu lan đến ai cũng nhớ về cha về mẹ đấng sinh thành đã sinh đã nuôi dưỡng ta và cho ta được trưởng thành cho đến ngày hôm nay. Nhưng mấy ai hiểu được ý nghĩ sâu xa của mùa Vu lan và nó tự đâu đến? Vậy hãy theo chân chúng tôi để quay trở về quá khứ tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Đại lễ chốn Phật này.

Ngày xưa cha mẹ nuôi con

Sớm khuya tần tảo, tuổi son hao gầy

Lo cho con được đủ đầy 

Cho con khôn lớn, chữ hay thành người.

Mỗi mùa Vu lan đến ai cũng nhớ về cha về mẹ đấng sinh thành đã sinh đã nuôi dưỡng ta và cho ta được trưởng thành cho đến ngày hôm nay. Nhưng mấy ai hiểu được ý nghĩ sâu xa của mùa Vu lan và nó tự đâu đến?  Vậy hãy theo chân chúng tôi để quay trở về quá khứ tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Đại lễ chốn Phật này.



Nguồn gốc của lễ Vu Lan:

Câu chuyện về một tôn giả thần thông quản đại và có một đức hiếu hạnh để người đời sau luôn ca mãi đó chính là đức Mục Kiền Liên hay còn gọi là Câu Luật Đà xuất phát từ một loài cây. Bởi khi sinh thời cha mẹ Ngài đến tuổi trung niên mà vẫn chưa có con nên bà thường hay cầu nguyện với cây thần để mong có được một người con. Và kì lạ thay bà đã hạ sinh một cậu con trai khôi ngô tuấn tú sau nhiều năm cầu nguyện. Mặc dù bà luôn cầu nguyện như vậy nhưng lúc nào bà cũng phỉ bán và không tin phât, chư tăng và tam bảo,… luôn làm điều ác và cho đó là một niềm vui của mình. Đến lúc chết đi bà bị đày vào 18 tầng địa ngục với những hình phạt cùng cực của sự đau khổ.  Mục Kiền Liên lúc bây giờ trở thành một vị tôn giả thần thông quản đại dùng pháp nhãn đã nhìn thấy sự gian khổ của mẹ mình. Ngài bằng đến địa ngục để dâng bát cơm cho mẹ mình nhưng bà vì lòng tham vẫn còn , khi nhận bát cơm bà đã che đi vì sợ ngạ quỷ tranh dành của mình nhưng than ôi bát cơm vừa dâng đến miệng thì bỗng hóa thành tro. Mục Kiền Liên đau đớn tột độ và tìm đủ mọi cách nhưng đều không thành bằng mang tâm sự của mình để cầu cứu đức Thế Tôn.  Và nhờ sự chỉ dạy của Phật, Mục Kiên Liên đã tiến hành vào rằm tháng bảy lập lể vu lan cúng giường tam bảo vì đây là ngày chư phật hoan hỷ có thể cúng giường và cúng mười phương chư tăng để mẹ ngài được thoát khổ và quả đúng như thế mẹ ngài đã được hóa kiếp khổ sầu và được siêu độ. Bắt đầu từ đây các thể hệ sau đều lấy ngày rắm tháng bảy hằng năm đều là ngày lễ vu lang cúng giường tam bảo  cầu nguyện cho cha mẹ kiếp trước cũng như hiện tại của mình được hưởng phước báu siêu độ với những người đã khuất và tăng tuổi thọ cho bậc sinh thành ở hiện tại hay còn gọi ngày này chính là ngày lễ báo hiếu.



Vậy Đức Mục Kiên là vị tôn giả như thế nào mà có được phép màu cũng như tính đức hạnh đến như vây? 

Ông là một người con thuộc dòng dõi quý tộc được tôn kính sống dưới với sự xa hoa lụa là gấm vóc và được thừa hưởng sự giảo dục chuẩn của truyền thống Bà La môn. Tuy là cậu công ty quý tộc nhà giàu nhưng cậu bé Mục Kiền Liên lại có đức tính hết sức giản dị và thương người không như những đứa trẻ quý tộc khác. Trong một lần cùng với Ca- díp sau này cũng là đệ tử của Tất Đạt Đa đến dự lễ hội Sơn Thần cậu đã ngộ ra về luật nhân quả và sinh lão bệnh tử ở con người thế là cậu nguyện trở thành tu sĩ để tìm đạo cứu đỗi chúng sinh. Và cuộc hành trình tìm kiếm vị tậm sư học đạo kéo dài đến năm người bốn mươi tuổi gặp được đức phật mà lúc bây giờ là Tất Đạt Đa Cồ Đàm và đã giác ngộ hết con đường đạo mà ngài đã cất công tìm kiếm. 

Mẹ ngài là Bà Thanh đề  vì muốn con không theo chư phật luôn cố ý hãm hại làm cho Mục Kiền Liên thấy được những điều xấu từ phật giáo nhưng vẫn không lay chuyển được ý định muốn quy y tam bảo của con. Tức giận cho sự ngu muội của đứa con trai mình bà bèn trả thù Tam Bảo bằng một bữa bánh bao Thịt Chó và hành tỏi. Qúa kinh ngạc cho sự tàn độc của mẹ mình Ngài đã ngất đi và về sau khi mẹ ngài chết đã phải trả giá cho nghiệp chướng của mình là bị đày xuống 18 tầng địa ngục với hình thức tra tấn hết sức đau đớn. 

Sau khi mẹ chết Mục Kiền Liên đã ôm mộ mẹ ba năm trời và bắt đầu bỏ đi để quy y Tam Bảo theo học đạo của vị Tất Đạt Đa và đã trở thành Thánh nhân thần thông quản đại của Phật Giao và trở thành người con có hiếu bật nhất được người đời ca tụng.

Đó là tất cả về cuộc đời của đức Tôn Giả cũng như làm rõ hơn về ý nghĩa ngày lễ Vu Lan. Nếu các bạn muốn báo hiếu cho cha mẹ thì còn chần chừ gì nữa hãy thể hiện hành động ngay bây giờ đi nhé. Chúc các bạn có một mùa báo hiếu như ý nguyện của mình.



Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886