Người Chăm ở Ninh Thuận

Đời sống văn hóa nghệ thuật của người Chăm cũng vô cùng phong phú.Về nghệ thuật âm nhạc, nhạc cụ Chăm nổi bật có trống mặt da Paranung, trống vỗ, kèn xaranai... Vì vậy dân ca – nhạc cổ Chăm đã để lại nhiều ảnh hưởng đến dân ca – nhạc cổ của người miền Trung như trống cơm, nhạc Nam Ai, ca hò Huế…

Mỗi vùng đất, mỗi con người, dường như điều đó đã trở thành một đặc trưng riêng để du khách nhớ về. Với vùng đất Ninh Thuận, người  Chăm hay còn gọi là người Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm pa, Hời…Người  Chăm sử dụng ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynexia ( Ngữ hệ Nam Đảo).



Dân tộc Chăm vốn sinh tụ tại ở duyên hải Miền Trung Việt Nam từ hàng trăm thế kỉ trước và sau này với nền văn hóa Ấn độ giao thoa họ đã có sự chắt lọc và tạo nên một nền văn hóa đặc sắc riêng cho mình. Ngay từ những thế kỉ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nền vương quốc Chăm pa. Hiện tại cư dân người Chăm ở Ninh Thuận theo đạo Bà la môn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đâytheo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni)

Người Chăm có truyền thống nông nghiệp ruộng nước, giỏi làm thủy lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Bên cạnh làm ruộng nước vẫn tồn tại loại hình ruộng khô một vụ trên sườn núi. Bộ phận người Chăm lại sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công, buôn bán nhỏ nhưng nghề nông vẫn là chủ yếu.Nghề thủ công nổi tiếng ở đây là nghề dệt lụa tơ tằm cộng với nghề gốm thủ công và được nung trên các lọ lộ thiên không lỗ bịt.

Đến Ninh Thuận, chúng ta sẽ được hiểu rõ hơn văn hóa đời sống của người Chăm nơi đây. Người Chăm ăn cơm, gạo được nấu trong những nồi đất nung lớn, nhỏ. Thức ăn chủ yếu là tự cung , tự cấp với những món ăn đơn giản như: thịt, cá, rau củ quả,…. Thức uống có rượu cần và rượu gạo.Đặc biệt người Chăm rất thích ăn trầu và tục ăn trầu cau rất phổ biến trong sinh hoạt  hàng ngày và trong các lễ nghi phong tục cổ truyền.

Về trang phục, nam nữ đều quấn váy tấm. Đàn ông thì với bộ trang phục áo cánh ngắn xẻ ngực cài khuy. Đàn bà mặc áo dài chui đầu. Màu chủ đạo trên y phục  là màu trắng của vải sợi bông. Ngày nay trong sinh hoạt người Chăm ăn mặc như người Việt ở miền Trung, chỉ có chiếc áo dài chui đầu là chỉ thấy xuất hiện trong giới nữ cao niên. Được may mắn tham dự các ngày lễ, du khách sẽ cảm thấy rất thú vị.  Người Chăm thực hiện nhiều nghi lễ nông nghiệp trong một chu kì năm như: lễ khai mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa non, lễ mừng lúa ra đồng…Nhưng lễ lớn nhất vẫn là lễ Bon Ka tê được tổ chức linh đinh tại các đền tháp vào giữa tháng mười âm lịch. Người Chăm có nông lịch cổ truyền tính theo lịch âm. 

Đời sống  văn hóa nghệ thuật của người Chăm cũng vô cùng phong phú.Về nghệ thuật âm nhạc, nhạc cụ Chăm nổi bật có trống mặt da Paranung, trống vỗ, kèn xaranai... Vì vậy dân ca – nhạc cổ Chăm đã để lại nhiều ảnh hưởng đến dân ca – nhạc cổ của người miền Trung như trống cơm, nhạc Nam Ai, ca hò Huế…dân vũ Chăm pa được thấy trong các ngày hội Bon Ka - tê diễn ra tại các đền tháp cũng là một nét nghệ thuật độc đáo, thu hút sự chú ý không những của người Việt mà còn cả bạn bè quốc tế. 


Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886