Những di tích lịch sử của Vĩnh Long

Du lịch Vĩnh Long nhất định phải ghé đến Văn Thánh Miếu. Thánh Miếu là văn miếu thứ 2 được xây trên đất Nam Bộ, là công trình kiến trúc cổ xưa có từ những năm đầu thế kỷ 19, Văn Thánh được xây dựng nhằm đề cao Nho Giáo.

Vĩnh Long vốn là nơi sớm tiếp nhận các giá trị văn hóa truyền thống và văn minh tiến bộ của nhân loại. Vĩnh Long cũng là địa danh có nhiều di tích văn hóa quốc gia như, Chùa Tiên Châu, Đình Long Thanh, Văn Thánh Miếu ,Chùa Phước Hậu, Miếu Công Thần, Chùa Ngọc Sơn Quang, Đình Tân Hoà, … Vĩnh Long cũng là nơi sớm có phong trào văn nghệ, sáng tác các đờn ca của Trương  Quang Huờn, Tống Hữu Định… Các nghệ sĩ nổi tiếng được phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân phải kể đến nghệ sĩ Phạm Văn Hai (Ba Du), nghệ sĩ Út Trà Ôn, Nghệ sĩ Thành Tôn… các nghệ sĩ ưu tú Thanh Loan, Thanh Hương, Lệ Thuỷ, Hoàng Long… Nhiều nhà văn, nhà báo, nhiều hội viên nhạc, kịch, họa… cấp quốc gia.


Đặc biệt khi đến Vĩnh Long du khách không thể bỏ lỡ các điểm tham quan sau:

- Văn Thánh Miếu: Nằm cách trung tâm tỉnh Vĩnh Long chừng 2km, Thánh Miếu là văn miếu thứ 2 được xây trên đất Nam Bộ. Thánh Miếu là công trình kiến trúc cổ xưa có từ những năm đầu thế kỷ 19, Văn Thánh được xây dựng nhằm đề cao Nho Giáo.  Trên gác thờ ba vị Văn Xương Đế Quân (thần Văn học)

1. Cửu thiên Khai hóa Văn Xương tử đồng đế quân (ở giữa)

2. Cửu thiên Tuyên hóa Văn Xương khôi đẩu tinh quân (bên trái)

3. Cửu Thiên Dương hóa Văn Xương kim giáp tinh quân (bên phải)

Ngôi miếu là nơi các sĩ tử tập trung ôn luyện khoa cử. Văn Thánh Miếu là công trình kiến trúc tiêu biểu được ví như điểm son của đất Vĩnh Long – xứ sở địa linh nhân kiệt.

Thánh Miếu gồm có Điện Đại Thành, Tụy Văn Lâu là những nơi còn lưu trữ những nét kiến trúc đặc trưng, tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ.



- Chùa Tiên Châu:  Nằm bên tả ngạn sông Cổ Chiên, thuộc cù lao An Bình, Chùa Tiên Châu được xem là ngôi chùa cổ nhất tỉnh Vĩnh Long. Tiên Châu Tự được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia (Ngày 12/12/1994). Chùa Tiên Châu được khởi công xây dựng năm 1750 theo hình chữ tam 3 gian nối liền. Các cột gỗ tròn, các kèo, xuyên, trình được chạm trổ khéo léo đẹp mắt của các nghệ nhận đến từ Kinh đô Huế. Với diện tích khoảng 7.500m2, chùa có 2 cổng ra vào, hàng rào gạch, gồm 3 gian nối liền nhau gồm Chánh Điện, Nhà Tổ, Hậu Liêu.


Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886