1/ Chợ nổi Ngã Bảy
Chợ Nỗi Phụng nghiệp nằm ở trung tâm của bảy con sông nhỏ vì thế còn có tên là Ngã Bảy cách Cần Thơ khoảng 30km về phía Nam. Chợ nổi bắt đầu sum họp từ sáng tinh mơ hàng trăm ghe thuyền tấp nập những hàng nông sản nhộn nhịp vui như lễ hội, tiếng lạch bạch của những chiếc xuồng, tiếng réo gọi nhau của người mua lẫn người bán. Đặc biệt ở nơi đây thương lái đa phần là các bà chị bà mẹ mặc áo bà ba đội nón lá chèo xuồng đậm chất miền tây sông nước. Có một sự khách biệt giữa chợ trên bờ và chợ nỗi dưới nước đó chính là ghe luôn di chuyển và trên ghe có 1 cây sào dài trên sào treo những hàng hóa dùng để quảng cáo cho người mua biết rằng mình đang bán sản phẩm đó.Người ta gọi đó là cây bẹo, tùy theo sự đa dạng sản phẩm được bày bán mà cây bẹo được treo ít hay nhiều.Thông qua đây , người mua có thể dễ dàng tìm được những thứ mình muốn mua từ đằng xa.Đi chợ phải dùng ghe xuồng dù khối lượng ghe qua lại đông đúc rất nhiều nhưng không bị ùn tắc hoặc là bị tai nạn .Khung cảnh chợ rộn ràng rất vui mắt.Đến với chợ nỗi Ngã 7 ngoài việc tìm hiểu những văn hóa của vùng sông nước này bạn còn có thể dùng những món điểm tâm nhẹ như: bánh canh ngọt , bánh bèo , hủ tiếu với giá cả rất chi là phải chăng.
2/ Khu bảo tồn sinh thái Lung Ngọc Hoàng
Là 1 khu bảo tồn ngập nước còn sót lại của tỉnh Hậu Giang nối dìa từ phía tây sông Hậu đến rình U Minh với hệ thống rừng ngập nước rộng lớn diên tích: 280.535ha. Với 330 loài thực vật và 206 loài động vật quy hiếm .Lung Ngọc Hoàng với 3 hệ rừng được tổ chức quốc tế công nhận. Trong tương lai sẽ trở thành 1 khu du lich sinh thái đầy tiềm năng
3/ Khu sinh thái Tầm Vu
Với diện tích rông 90ha khu sinh thái Tầm Vu đã trở thành 1 khu sinh thái nhất nhì của tỉnh Hậu Giang với những loại cây ăn trái nhiệt đới được chọn lọc và hệ động thực vật hết sức phong phú , hiếm có.
4/ Chùa Khmer
Với sự bề dày về lịch sử cùng với nét độc đáo về kiến trúc ngôi chùa cổ Khmer đã trở thành một nơi tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào Khmer nói riêng và người Hậu Giang nói chung. Ngôi chùa là nơi sinh hoạt, diễn ra các lễ hội truyền thống của người dân tộc Khmer hàng năm. Chùa có sự pha lẫn chút Chăm, chút Việt những vẫn tuân thủ những quy tắc của đồng bào dân tộc nơi đây.
5/ Khu căn cứ tỉnh ủy
Khi đến với mảnh đất hiền hòa, thanh bình ngày hôm nay í tai ngờ rằng hơn mấy chục năm trước nơi đây là chịu rất nhiều mưa bom bão đạn, nhân chững hùng hồn nhất đó chính là những dấu vết của đạn bom vẫn in hằn trên cây. Bước vào khu căn cứ ta sẽ thấy được một căn nhà với bàn ghế đơn sơ là nơi làm việc của bí thư Tỉnh Uỷ lúc bấy giờ. Cạnh đó là nhà sinh hoạt văn hóa của cán bộ chiến sĩ với hầm tránh đạn núp sau vòm cây xanh um. Vào bảo tàng quý khách sẽ được xem những hiện vật hết sức bình dị và gẫn gũi nhưng chưa đựng những câu chuyện phi thường và bi hùng của các chiến sĩ ta. Cạnh bên là hình ảnh người con gái Khmer dịu dàng mà cũng vô cùng can đảm khi vượt qua bão đạn để tiếp tế cho cán bộ chiến sĩ thuốc men và lương thực có sức mà chiến đấu với quân thù.