Lễ hội Tháp Bà Ponagar.

Hằng năm cứ vào khoảng thời gian từ 22-24 tháng 3 âm lịch, người dân khắp nơi lại nô nức đến Tháp Bà dự lễ hội. Người dân đến với lễ hội sẽ được tham quan và tìm hiểu những nét văn hoá truyền thống được thông qua các lễ hội và kiến trúc tuyệt vời của Tháp Bà.



Hằng năm cứ vào khoảng thời gian từ 22-24 tháng 3 âm lịch, người dân khắp nơi lại nô nức đến Tháp Bà dự lễ hội. Người dân đến với lễ hội sẽ được tham quan và tìm hiểu những nét văn hoá truyền thống được thông qua các lễ hội và kiến trúc tuyệt vời của Tháp Bà. Người dân nơi đây, đến ngày này lại thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn và sự tín ngưỡng đối với bà Thánh Mẫu Y A Na – Mẹ xứ sở.

Xung quanh khu vực tháp là những cờ hội và cờ cổ truyền được trang hoàng rực rỡ. Những người dân đến dâng lễ cho Mẹ thì chuẩn bị sửa soạn những mâm ngũ quả, tràu cau, rượu, bánh trái để cúng. Bên cạnh, có một toán người khác đã siêm y chỉnh tề để tế lễ. Tất cả tạo nên một không khí vui tươi nhưng không kém phần trang nghiêm.

Theo truyền thuyết kể lại rằng, bà Thiên Mẫu Y A Na đã có công trong việc giúp đỡ người dân trồng trọt và dạt cho người dân cách ươm tơ dẹt vải,.. Để nhớ ơn công lao đó, nhân dân đã tổ chức lễ hội Tháp Ba và dâng lên những thành quả lao động mà họ có được. Lễ hội Tháp Bà còn cầu cho quốc thái dân an. Các hoạt động văn hoá và các lễ nghi truyền thống là một việc giữ gìn nét đẹp bản sắc dân tộc. 

Trong quá trình diễn ra lễ hội thì các hoạt động văn hoá văn nghệ của người Chăm và người Việt được đan xen và hoà quyện vào nhau tạo thành một lễ hội đa sắc thái và đa tôn giáo. 

Vào năm 2001, Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng lễ Hội Tháp Bà là một trong 16 lễ hội Quốc Gia. Và những năm gần đây, Lễ hội Tháp Bà được tỉnh giao cho Sở Văn hoá Thông tin tổ chức, vừa đảm bảo được tuyền thống uống nước nhớ nguồn vừa đảm bảo được an ninh không có tệ nan mê tín dị đoan trong quá trình diễn ra lễ hội. Đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi để lễ hội diễn ra thành công tốt đẹp. 

Lễ hội Tháp Bà gồm phần lễ và phần hội cùng hoà quyện với nhau và tạo thành một thể thống nhất. Trước tiên sẽ là thắp hương cầu khấn ở tháp chính, các đoàn lần lượt tập trung ở sân khấu lễ hội.  Mỗi đoàn hành hương đều đến múa bóng dâng hoa và hát chầu văn cúng Bà. Vừa cúng họ vừa múa điệu múa để tỏ lòng kính trọng dâng lên Mẹ xứ sở. 

Điều đặc biệt ở đây là lễ hội này không có những trò chơi dân gian như những lễ hội khác trên đất nước ta. Trong lễ hội Tháp Bà chỉ có múa lân và hát tuồng trong nhiều giờ liên tục để phục vụ khách hành hương. 

Mà thật lạ là những tuồng cổ dài đã thu hút hàng nghìn khách đến dân hương đến xem rất đông. Họ có thể ngồi xem từ 4 giờ chiều tới 11 giờ đêm mà vẫn còn mê và quên cả các sinh hoạt bình thương. Đến đây du khách không chỉ được tham quan Tháp Bà, tìm hiểu nét văn hoá về lễ hội truyền thống mà còn được hiểu biết thêm về nét kiến trúc cổ Chăm Pa thời xưa. Du khách sẽ mua được rất nhiều quà lưu niệm để mang về tặng người thân và bạn bè.


Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886