2 di tích làm nên hồn mảnh đất Hải Dương

Đền Kiếp Bạc là đền thờ của Trần Hưng Đại được dựng ở thế kỷ thứ 14, nằm trên một khu đất rộng của thung lũng Kiếp Bạc. Ở trong đền gồm 7 tượng đồng: tượng Trần Hưng Đạo, vợ, và hai người con gái, Phạm Ngũ Lão và Nam Tào Bắc Đẩu. Ngoài ra còn 4 bài vị thờ những người con trai của Hưng Đạo Vương.

1/ Khu di tích danh thắng Côn Sơn

Khu di tích nằm cách Hà Nội tầm 70km, đây là nơi gắn liền với nhiều cuộc đời danh nhân trong lịch sử. Khu di tích nằm giữa núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân. Thắng cảnh bao gồm chùa, tháp, khe suối, các di tích lịch sử, núi non. Từ thời nhà Trần, chùa Côn Sơn là trung tâm phật theo thiền phái Trúc Lâm. Ngày nay, Côn Sơn còn lưu giữ lại những dấu tích ngày xưa. Sau đây là một số di tích tiêu biểu:

+ Chùa Côn Sơn có một tên gọi khác là Thiên Tư Phúc tự hoặc là chùa Hun. Chùa nằm ngay dưới chân ngọn núi Côn Sơn. Vào đời nhà Lê, chùa được sửa sang và mở rộng rất hoành tráng. Theo thời gian trải qua nhiều biết cố trong lịch sử, chùa Côn Sơn hôm nay chỉ còn là một ngôi chùa ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ rợp bóng. Chùa được xây tho kiểu chữ công gồm Tiền đường, thượng điện thờ Phật, Thiêu Hương. Phía sau nhà tổ có thờ hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, Trần Nguyên Đán.

Ở trong sân chùa có một cây đại 600 tuổi với 4 bia đá, được khắc đặc biệt nhất là Thanh Hư động tạo ra từ thời Long Khánh.

+ Giếng Ngọc

Nằm ở bên sườn núi Kỳ Lân, bên phải có lối lên Bàn Cờ Tiên và phía dưới chân là Đăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền răng đây là giếng do Thiền sư Huyền Quan tìm kiếm được nhờ thần linh báo mộng. Nước giếng này là nguồn nước quý, với làn nước trong mát quanh năm, uống vào thấy trong người khoan khoái dễ chịu. 

+ Bàn Cờ Tiên

Từ chùa Côn Sơn, bạn sẽ được leo lên hơn 600 bậc đá sẽ đến đỉnh núi cao 200m, nơi đây gọi là đỉnh Côn Sơn, trên đó có một khu đất trống rất bằng phẳng với những phiến đá khá rộng, người ta hay gọi đó là Bàn Cờ Tiên. Hiện nay đãcó dựng nhà bia theo kiểu Vọng Lâu đài với 2 tầng cổ các tám máu. Đứng ở đây, khách du lịch có thể nhìn được bao quát cả một cùng rộng lớn.

+ Thạch Bàn nằm nên con Suối Côn Sơn, đây là nơi dừng chân nghỉ lại của Hồ chủ Tịch khi ghé thăm di tích. Từ phía chân núi leo lên những mỏn đá được kê theo một lỗi mòn sẽ thấy một tảng đá lớn bằng phẳng được gọi là Thạch Bàn. Truyền thuyết kể lại rằng  Nguyễn Trãi được lấy tấm đá này là chiếu nghỉ ngơi khi còn ở đây để suy tư việc nước.


2/ Đền Kiếp Bạc

Tên này được ghép từ hai chữ Vạn Yên và Dược Sơn là làng Kiếp và làng Bạc. Nơi đây với xung quanh là dãy núi Rồng bao bọc, ở giữa là thung lũng trù phú. Vào đầu thế kỷ 13, nơi đây là nơi đóng đô của tướng Trần Hưng Đạo khi chỉ huy kháng chiến chống quân Mông Nguyên.



Đền thờ của Trần Hưng Đại được dựng ở thế kỷ thứ 14, nằm trên một khu đất rộng của thung lũng Kiếp Bạc. Ở trong đền gồm 7 tượng đồng: tượng Trần Hưng Đạo, vợ, và hai người con gái, Phạm Ngũ Lão và Nam Tào Bắc Đẩu. Ngoài ra còn 4 bài vị thờ những người con trai của Hưng Đạo Vương.


Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886