Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc - Hải Dương

Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc nhằm tôn vinh ngày kỷ niệm Bác Hồ về thăm Côn Sơn và ngày mất của đệ tam tổ Thiền phái Phật Giáo Trúc Lâm. Lễ hội truyền thống này là một nét văn hoá khá là độc đáo, nó thể hiện được sự sáng tạo và tâm nguyện của hàng triệu người dân trên khắp mọi miền đất nước.



Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc nhằm tôn vinh ngày kỷ niệm Bác Hồ về thăm Côn Sơn và ngày mất của đệ tam tổ Thiền phái Phật Giáo Trúc Lâm. Lễ hội truyền thống này là một nét văn hoá khá là độc đáo, nó thể hiện được sự sáng tạo và tâm nguyện của hàng triệu người dân trên khắp mọi miền đất nước. 

Lễ hội mùa xuân ở Côn Sơn Kiếp Bạc nhằm tưởng nhớ đến nhiều vị anh hùng đã hi sinh cho dân tộc tiêu biểu như là Trần Hưng Đại, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán,…

Lễ hội năm nay tưởng nhớ ngày mất của Đệ tam tổ thuyền phái Trúc Lâm. Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái là một người thuộc dòng dõi quan nha Lý. Ông cùng với Trần Nhân Tông và Pháp Loa đã đi khắp các địa phương trong nước để truyền giáo pháp và giảng kinh. Những năm cuối đời ông về trụ trì chùa Côn Sơn và xây dựng nên toà cửu phẩm liên hoa. Ngày ông mất đã trở thành ngày giỗ tổ tại chùa Côn Sơn. 

Lễ hội truyền thống Côn Sơn có rất nhiều những nghi lễ như là Lễ khai hội, lễ động thổ xây dựng toà cửu phẩm liên hoa, lễ tế thần trên núi Ngũ Nhạc, lễ đàn thí thực Mông Sơn,… Ngoài ra còn rất nhiều những hoạt động văn hoá văn nghệ và những trò chơi dân gian khá là đặc sắc diễn ra trong suốt những ngày hội. 

Những cuộc thi truyền thống lại được tổ chức như là cuộc thi giã bánh giầy, gói bành chưng hay là cuộc thi vật, chọi gà, hát quan họ,…

Để lễ hội diễn ra thành công, ban tổ chức đã lập ra một ban giúp việc trong đó có những ban nhỏ khác là ban Nội dung, ban tuyên truyền, ban quảng bá,…

Ở các tuyền đường từ quốc lộ số 18 đến khu di tích Côn Sơn đều được cắm rất nhiều cờ, băng rôn nhằm giới thiệu nội dung và thời gian diễn ra lễ hội. Để đảm bảo được an toàn giao thông và trật tự cho du khách hành hương về Côn Sơn thì công an trong tỉnh đã phối hợp với công an xã xây dựng những phương án và thực hiện. Bên cạnh đó, lực lượng cảnh sát giao thông cũng chốt tại những điểm trọng yếu và những tuyến đường dễ gay ách tắc.

Ngoài ra, đoàn kiểm tra trong tỉnh sẽ tổ chức cho những hộ dân xung quanh khu vực di tích sẽ cam kết không tăng giá bán và phải đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra lễ hội. Và không để hình thức đổi tiền lẻ và hưởng chênh lệch trong khu vực di tích diễn ra lễ hội. 

Không để những người hành hương đến đây cài hay giắt những đồng tiền khắp mọi nơi gây phản cảm và mất bộ mặt cảnh quan nơi đây.

Bố trí những bàn công đức hợp lý để người dân cúng dường tu bổ di tích lịch sử. Xử lý nghiêm khắc những trường hợp tham gia mê tín dị đoan , chèo kéo khách hay là nâng giá cho những sản phẩm bán tại đây.


Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886