1/ Sen Hưng Yên
Sen không chỉ được xem là một loài hoa được gọi là quốc hoa của Việt Nam. Tất cả những bộ phận của hoa sen đều dùng để chữa bệnh. Hạt sen có thể chữa được suy nhược thần kinh và bệnh mất ngủ. Tâm sen có vị đắng để chữa bệnh tim hồi hộp và an thần. Gương sen có một tên gọi là liên phòng, khi phơi khô sắc uống có tác dụng cầm máu trong lúc đi tiểu tiện hay là bị băng huyết. Tua của nhị hoa sen có thể chữa được bệnh di mộng tinh, thổ huyết. Ngay lá sen là một vị thuốc hữu hiệu để chữa bệnh máu cam và nôn ra máu. Ngó sen dùng làm thức ăn giải nhiệt và làm thuốc cầm máu rất tốt. Sen được dùng rất nhiều trong những loại bánh mức, nấu chè, trà,…
2/ Gà Đông Tảo
Đây là loại gà với giá rất cao nhưng thu hút một lượng khách khá đông. Loại gà này chỉ được dùng trong cúng tế hay hội hè, lúc xưa là dùng để tiến Vua và giờ trở thành món ăn được ưa chuộng nhất ở Hưng Yên. Khi càng gần ngày 30 tết thì giá gà càng ngày càng tăng có khi lên đến nửa triệu đồng một con. Đây là loại gà được nuôi theo cách cổ truyền ở xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, với đặc điểm nổi bật của nó là cặp chân khá to, xấu xí, thô nhưng phần thịt gà thì giòn và thơm ngon. Mặt hàng này đến tết là giá rất cao bởi vì có rất ít gà được bán ra thị trường nhưng nhu cầu của khách thì rất lớn.
3/ Thương nhớ …. Tương Bần
Phải chăng đây là cái duyên trời trao cho mảnh đất này, họ còn lưu giữ được một thứ đặc sản hết sức độc đáo và mang hương vị ẩm thực của dân tộc. Hưng Yên có hai đặc sản nổi tiếng khắp mọi miền đó là tương Bần và nhãn Lồng. Cả hai món này đã tạo nên một tiếng tăm cho Hưng Yên. Món Tương Bần có từ rất lâu trong những bữa cơm quen thuộc của người Việt và là gia vị cho nhiều món ăn hấp dẫn khác. Nếu cá kho thiếu đi tương bần sẽ mất đi vị ngon ngọt, nếu thịt chó thêm một chút tương thì sẽ không còn dậy mùi và thịt thêm mềm. Khi nhắc đến Tương Bần, nhiều người sẽ liên tưởng đến hình ảnh một Việt Nam ngày xưa với làng quê Bắc Bộ. Tương Bần đã có mặt trong rất nhiều cuốn sách và báo, cái ngon được nhắc đến ở đây là khâu chuẩn bị nguyên liệu là rang đỗ và ủ mốc. Mỗi gia đình ở làng tương Bần đềi có một bí quyết riêng để tạo nên cái thơm ngon cho mỗi chai tương khi đến tay thực khách.
4/ Bánh cuốn Phú Thị
Tuy không nổi tiếng bằng bánh cuốn Thanh Trì ở Hà Nội nhưng đã để lại trong lòng du khách nhiều ấn tượng khó phai. Bánh cuốn có một nét đặc trưng riêng không thể nhầm lẫn với bất cứ nơi đâu. Đều được làm từ bột nhưng cách làm ra bánh cuốn ở mỗi nơi khác nhau. Như bánh cuốn Thanh Trì chỉ là một lớp mỏng như tờ giấy nhưng bánh cuốn Phú Thị lại rất dày dặn. Người dân Phú Thị gọi món bánh mỏng thoa dầu là món bánh tráng chứ không phải là bánh cuốn. Với họ bánh cuốn chỉ dùng để chỉ đặc sản quê mình, thứ bánh được tráng hai lớp vừa dày nhưng vừa mềm mà không bị bở.