5 làng nghề nổi tiếng ở Hưng Yên

Hưng Yên không chỉ nổi tiếng bởi những cảnh đẹp thiên phú, những đặc sản đậm đà mà nơi đây còn được biết đến bởi những làng nghề truyền thống lâu đời.

1/ Làng nghề gốm xứ Xuân Quan

Làng gốm xứ này nằm cạnh với làng nghề bát tràng của Hà Nội. Xuân Quan phát triển khu làng nghề này đã hơn chục năm nay, ngày trước chỉ có vài ba hộ có quan hệ với người bên Bát Tràng nên dựng lò làm đồ sứ. Đến hôm nay, ở làng gốm xứ Xuân Quan đã khá quy mô. Sản phẩm trước đây chỉ là những vật dụng trong gia đình hay là sứ dùng để phục vụ xây dựng. Nhưng hiện nay, sứ dân dụng được rất nhiều cơ sở sản xuất và nhập từ nhiều nguồn nên sản phẩm của làng tiêu thụ ra bên ngoài giảm đi, thay vào đó thì Xuân Quan sản xuất gốm sứ mỹ nghệ để sản xuất cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Sản phẩm gốm xứ mỹ nghệ ngày nay đã và đang được khách hàng ưa chuộng rất nhiều. 


2/ Làng nghề sản xuất đường mật Kệ Châu

Đây là một làng nghề truyền thống có từ rất lâu ở xã Phú Cường. Xã Phú Cường nằm gần con sông Hồng có phù sa màu mỡ với sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là mía, đây là nguyên liệu chính để làm ra đường mật.

Từ thời kỳ bao cấp về trước thì nghề đường trắng công nghiệp khan hiếm nên nghề làm đường mật làm ăn rất thuận lợi. Mỗi năm lúc đó có thể thu hút hơn 500 lao động tham gia và sản xuất tới hơn 1000 tấn đường mật. Hiện nay nghề làm đường mật Kệ Châu vẫn còn được duy trì nhưng đã kém hơn so với trước rất nhiều.


3/ Làng nghề tương Bần

Nước ta có rất nhiều nơi làm tương rất ngon nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng nghề Tương Bần đặc sản của Hưng Yên. Nguồn nguyên liệu chính để làm ra tương bần là từ gạo vào ngô, đậu nành,… những nguyên liệu này có sẵn và rất dồi dào đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam. Cách làm ra tương bần khá là đơn giản nhưng để làm ra một mẻ tương ngon phải có một bí quyết độc đáo mà chỉ có ở làng nghề Tương Bần mới biết và mang một hương vị đặc trưng riêng khác hẳn những nơi khác.



4/ Làng nghề trồng và chế biến dược liệu Nghĩa Trai

Ở Huyện Văn Lâm có một làng nghề về y dược truyền thống từ lâu đời là thôn Nghĩa Trai. Đây là nơi cung cấp nhiều loại thuốc trong ngành y dược từ xa xưa. Nguồn dược liệu được trồng tại thôn Nghĩa Trai chiếm hơn 1/3 tổng dược liệu cung cấp cho làng nghề, phần còn lại thu mua ở những nơi khác. Dược liệu ở thôn Nghĩa Trai được tổng hợp và sản xuất chế biến theo hộ gia đình hoặc là theo dòng họ. Công nghệ chủ yếu để làm nên những dược liệu này là nhờ gia truyền, thủ công và kinh nghiệm lâu năm. Trong thời điểm hiện nay, chữa bệnh bằng phương thuốc đông y rất được nhiều người ưa chuộng, vì vậy triển vọng trong tương lai của làng nghề dược liệu này sẽ phát triển khá hơn.


5/ Làng nghề hương xạ Cao Thôn

Hương xạ Cao Thôn được mọi miền ưa chuộng và nổi tiếng từ ngày xưa đến nay. Công nghệ sản xuất khá là đơn giá, chỉ với những dụng cụ tự chế tạo ít tốn kém và nguyên liệu là những hương liệu lấy từ những loại thảo mộc mà vốn mua vào cũng không đòi hỏi lớn lắm. Thế nhưng không phải ai cũng có thể làm được nghề này, chỉ có người trong làng Cao Thôn thì mới thực sự sống với nghề làm hương xạ.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886