Nét văn hóa người Hà Nội

Hà Nội ngàn năm văn hiến, Hà Nội mộc mạc giản dị được thể hiện qua những cách cư xử niềm nở, lời ăn tiếng nói của người dân thủ đô. Người Hà Nội đề cao về tình nghĩa và truyền thống văn hoá.



Hà Nội từ xưa đến nay là trung tâm kinh tế, chính trị lẫn văn hoá của nước ta. Cái hồn của Hà Nội không phải nằm ở những con phố tấp nập bên cạnh những danh lam thắng cảnh đẹp hay là những toà tháp mới được xây dựng chọc trời mà do chính con người nơi đây đã làm nên một Hà Nội mang một nét văn hoá riêng.

Giữa phố phường đông đúc, tắc nghẽn ở trong những con đường nhỏ, ta có thể hoa mắt và mất phương hướng rồi sẽ lạc đường ngay giữa con phố quen thuộc. Người thành phố thì không quen hỏi đường và không ai mà lại đi hỏi đường. Nhưng nếu du khách đến với Hà Nội có thể hỏi bất cứ một người dân nào của thủ đô họ sẽ nhiệt tình giúp đỡ bạn. Có một lần người du khách đã lạc giữa chốn đông người và được một cậu thanh niên trạc đôi mươi chỉ dẫn đường đi. Cái tuổi đôi mươi của mấy cu cậu choai choai thường phớt lờ đi mọi chuyện nhưng thật khác với ý nghĩ đó, cu cậu đã chỉ dẫn chu đáo và ân cần: “ Cứ rẽ ngã này, đi thẳng vào con đường làng và dọc theo bờ ao đến làng Nhân Chính đấy bác ạ. Cứ đi thẳng đừng rẽ ngã nào bác nhé.” 

Như chưa thể yên tâm với những gì mình đã chỉ dẫn cậu ta đã đi lên dẫn đường và thấy người khách lạ rẽ đúng con đường vào làng mới yên tâm quay lại con đường cũ. Đến một anh bơm xe hay một chị bán rau đều xởi lởi dặn dò nếu có khách lạ hỏi thăm đường. Tất cả đều sốt sắng, ân cần và cư xử như người thân.

Hà Nội ngàn năm thanh lịch với nhưng lời ăn tiếng nói hiền hoà, cử chỉ ân cần, cách giao tiếp thân mật, chất phác như chính những ngôi làng nằm giữa lòng phố tấp nập: làng Bưởi, làng Nhân Chính,…

Theo các nhà nghiên cứu, đô thị Việt Nam ngày xưa được hình thành bởi những nét truyền thống của dân tộc. Ba mươi sáu con phố phường trước kia chỉ là những dãy nhà bán các sản vật ở địa phương và vùng lân cận để phục vụ người dân trong thành. Mỗi phố là một mặt hàng tiêu biểu như là Hàng tre, Hàng Bồ, Hàng Đào,….

Người dân của những miền quê gần đó mang những sản vật đặc trưng đến Hà Nội và những cách ăn nói, ứng xử góp một phần vào nền văn hoá nơi đây. Dần dần trên địa bàn Hà Nội, từ năm cửa ô trở vào thì có rất nhiều con phố và những tên làng lần lượt mọc lên với những tên làng nghề truyền thống như là làng hoa Ngọc Hà, làng Bưởi, làng Vòng,…

Thăng Long là nơi sinh ra cái văn hoá làng từ bốn ngàn năm trước. Nó đã chắt chiu những tinh hoa văn hoá của Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đặc trưng trong giao tiếp văn hoá làng là tình cảm để lấy nguyên tắc đối xử, đặc biệt sẽ quan tâm đến người đang giao tiếp, cách giao tiếp mềm mỏng, tế nhị với hỗ trợ của hệ thống nghi thức rất phong phú,…

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886