Những di tích ở Đắk Lắk - minh chứng cho vùng đất anh hùng

Đắc Lắk ngoài những cảnh đẹp nổi tiếng, ngoài những món ngon độc đáo thì còn lôi cuốn du khách bởi những di tích văn hóa lịch sử - một minh chứng hùng hồn trong cuộc kháng chiến của dân tộc.


1, DI TÍCH NHÀ ĐÀY BUÔN MA THUỘT

Nhà đày Buôn Ma Thuột do chính quyền thực dân Pháp đã thiết lập trong thời kỳ 1930 – 1931 để đày biệt xứ và giam giữ những người yêu nước ở các tỉnh Trung Kỳ với một chế độ hết sức khắc nghiệt và tàn bạo. Vì không có nơi nào có điều kiện thích hợp như Đắk Lắk, 4 bề là rừng núi trùng điệp và rậm rạp, có rất nhiều thú dữ, khí hậu thì khắc nghiệt nơi đây được mệnh danh là “Rừng thiêng nước độc”. Bên cạnh đó, dưới chiêu bài bị dân “đất Thượng của người Thượng” thực dân Pháp cấm đồng bào thiểu số tiếp xúc với người kinh, chúng ban bố nhiều luật lệ vô lý, dựng nhiều đồn và trạm kiểm soát để cấm đoán người Kinh lên làm ăn buôn bán và giao thương với người dân tộc thiểu số nơi đây. Nhưng vượt lên trên tất cả là tinh thần và ý chí đấu tranh kiên cường của tù nhân ở đây. Điều này đã góp phần không nhỏ vào sự thắng lợi của cách mạng ViệtNam nói chung và của tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

Nhà đày được xây dựng trên diện tích gần 2ha, với bốn bức tường bao quanh cao 04m dầy 0,4m, 4 góc đều có vọng gác và có lính canh 24/24h. Khi cách mạng tháng 8 thành công Nhà đày được giải vây, tù nhân được giải phóng. Đến năm 1954 Đế quốc Mỹ nhảy vào xâm lược nước ta, chúng lại tiếp tục sử dụng Nhà đày để giam giữ tù nhân và chia Nhà đày làm hai phần: một bên sử dụng làm kho quân nhu, một bên là Trung tâm cải huấn và mở thêm một cổng cánh cổng nằm ở hướng Tây. Ngoài ra, chúng còn xây dựng một số công trình khác nhà Nguyện, nhà Quốc thái dân an, nhà tra tấn, …


2. DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ SỐ 04 NGUYỄN DU (BIỆT ĐIỆN BẢO ĐẠI)

Tòa nhà 04 Nguyễn Du (Biệt Điện Bảo Đại) nằm tại số 02 Y Ngông, Tp. Buôn Ma Thuột. Nơi đây, trước năm 1905 nguyên là nhà hàng Maison Lefévre, đến năm 1914 Sabatier về làm công sứ tại Đắk Lắk đã chọn địa điểm này để xây dựng công sở được gọi là Toà Công sứ. Vào năm 1926, khi về thay Công sứ Sabatier thì Công sứ Giran đã cho cải tạo và xây dựng toà nhà như hiện nay.

Ngày 24/8/1945, địa điểm này đã trở thành trụ sở Hội đồng cố vấn cách mạng của tỉnh, nơi họp bàn chỉ đạo mọi công việc bảo vệ xây dựng chính quyền tỉnh và Nhà nước về mọi phương diện.

Tháng 10/1945 tại đây diễn ra Hội chợ triển lãm văn hóa các dân tộc trong tỉnh, có tổ chức lễ ăn thề đoàn kết các dân tộc thiểu số. Hội chợ và lễ ăn thề đã góp phần củng cố khối đại đoàn kết Kinh – Thượng, đồng thời là cơ sở tạo nên sức mạnh toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng luôn giành thắng lợi suốt 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và cho đến ngày nay. Cũng tại toà nhà này vào ngày 01/12/1945 một cuộc họp quan trọng bàn kế hoạch bầu cử Quốc hội khoá I trong cả nước do đồng chí Bùi San chủ trì. Chỉ trong vòng 100 ngày giải phóng cuối năm 1945 tại khu Biệt Điện đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng góp phần làm tăng giá trị của di tích lịch sử này. 


3. DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÌNH LẠC GIAO

Đây là ngôi đình là lời nguyện ước của người Kinh và người Thượng cùng chung sức xây dựng vùng đất mới.

Được xây dựng vào năm 1928 do dân làng Lạc Giao hợp sức xây dựng. Đây là nơi tín ngưỡng của người dân trong làng, và thờ vị thành hoàng của làng là Đào Duy Từ.

Đình được xây dựng kiểu chữ Môn với diện tích là 100m2 trong khuôn viên rộng là 700m2 với những công trình như là nhà Tiền hiền, Đình chính, hội quán, nhà bếp,… Kinh phí đều do người dân trong làng đóng góp xây nên

Hằng năm nơi đây tổ chức lễ hội Tế Xuân và thàng giêng âm lịch hay còn gọi là lễ cầu an và lễ tế thu là vào tháng 8 âm lịch.


4, DANH THẮNG THÁC DRAI KPƠR

Tên gọi của danh thắng này có nghĩa là Linh hồn hay gọi là tâm linh. Thác thuộc địa bàn của huyện Ea Kar, cách thành phố Buôn Ma Thuột về hướng đông 100km.

Có độ cao hơn 550m so với mực nước biển. Được bao bọc bởi cánh rừng nguyên sinh với tổng diện tích là 400ha với hệ sinh vật đa dang và quý hiếm. 



Cách thác 500m là căn cứ buôn Trưng gắn liền với nhiều huyền thoại của thời kháng chiến chống Mỹ. Ngày nay thì nét văn hoá dân tộc của người Ê đê vẫn còn lưu giữ, đặc biệt là thu hút rất nhiều khách du lịch đếnn tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân tộc Ê đê


Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886