Công tử Bạc Liêu lái máy bay thăm lúa, đốt tiền nấu trứng

Đã từ rất lâu rồi trong dân gian truyền miệng với nhau câu thành ngữ: “Công tử Bạc Liêu” để chỉ lối sống phóng túng của những cậu ấm thuộc tầng lớp quý tộc.

Cho đến ngày nay thì nhiều người nghe câu thành ngữ này quen nhưng không mấy ai biết được người đã làm nên linh hồn cho câu thành ngữ đó là Trần Trịnh Huy. Ông sinh ra vài năm 1900 tại làng Vĩnh Hưng, Vĩnh Lợi Bạc Liêu và mất vào năm 1974 tại đất Sài Gòn.


Trong thời gian thực dân Pháp tổ chức lại vùng đất xứ Nam Kỳ thì đã sinh ra nhiều điền chủ mới cho vùng đất này. Có 4 vị địa chủ giàu có nhất vùng Nam Kỳ là Sỹ, Phương, Xường và Trạch. Theo phong trào các điền chủ khi ấy cho con lên Sài Gòn học các trường của Pháp dạy. Thậm chí có gia đình cho con sang tận bên Pháp để du học. Tuy nhiên hầu hết các cậu công tử không học hành mà còn ảnh hưởng của lối sống quyền quý, phồn hoa và sắn tiện là có tiền nên đã đi vào con đường ăn chơi để thể hiện mình. Trong đó người tiêu xài mạnh tiền nhất là các công tủ Bạc Liêu.
Thành ngữ Công tử Bạc Liêu có từ thời ấy và về sau thì để chỉ cho công tử Trần Trịnh Huy với khả năng tiêu xài tiền không ai sánh bằng. Ngoài ra Trần Trịnh Huy còn được gọi với cái tên khác là Ba Huy hay Hắc công tử. 
Cha của Trần Trịnh Huy là Trần Trịnh Trạch hay còn gọi là Hội Đồng Trạch với tài sản sỡ hữu hơn 74 điền sở và 110.00ha đất ruộng, 100.000 ha ruộng muối và vài chục biệt thự ở Cần Thơ, Vũng Tàu, Sài Gòn,…

+ Cuộc đời thật của Trần Trịnh Huy
Với 3 năm đi du học ở Pháp nhưng không mang về được một học vị nào cả nên công tử Bạc Liêu về nước hành trang của ông mang về chỉ là lái xe, nhảy đầm hay là một niềm nhớ thương cô vợ đầm và đứa con gởi đất Paris.
Về nước Ba Huy có rất nhiều vợ Việt và hàng tá nhân tình. Bà vợ đầu tiên Ba Huy cưới về ở trên đất Bạc Liêu tên là Ngô Thị Đen. Bà này sinh cho Ba Huy một cô con gái tên là Hai Lưỡng. Sau này cô Hai Lưỡng qua Pháp sinh sống. Đến năm 1945 trở đi Ba Huy lên Sài gòn sinh sống hẳn và cưới cô Nguyễn Thị Mẹo ở Mỹ Tho sinh được 4 người con đặt tên lần lượt là Hiếu, Thảo, Nhơn, Đức. Bà cuối cùng là hoa khôi tên là Bùi Thị Ba làm nghề gánh nước mướn. Bà này rất đẹp và nhỏ hơn cậu Ba Huy 40 tuổi.
Mỗi sáng sớm khi đứng ở căn nhà đường Nguyễn Du Sài Gòn, cậu Ba Huy thấy một cô gái thường hay gánh nước rất đẹp. Cậu Ba hỏi thăm và biết được con của ông chủ tiệm sửa xe đạp nên đã đổi căn nhà đang ở để lấy cô gái.
Từ đó trở đi người đẹp gánh nước trở thành phu nhân của Hắc công tử và có với nhau được 4 mặt con 2 nam 2 nữ đặt tên là Hoàn, Toàn, Trinh, Nữ.
Bên cạnh lối sống phóng túng của mình Ba Huy còn là một người nhân hậu sống có tình có nghĩa. Gặp ai hoạn nạn đều giúp đỡ hay ai nghèo khổ năn nỉ ông bớt lúa ruộng ông đều bớt nên không ai oán ghét Ba Huy.

+ Những giai thoại về Công tử Bạc Liêu
Hội đồng Trạch giao cho Ba Huy đi đòi nợ các tỉnh và trong coi điền sản. Khi đi đòi nợ ông đi chiếc Ford Vedette còn lúc đi chơi ông đi chiếc Peugeot thể thao được sản xuất vào năm 1922. Khi đó miền nam chỉ có 2 chiếc, chiếc còn lại là của vua Bảo Đại.
Ba Huy thuê một người Pháp làm công cho mình đó là em rể chồng của cô Tư Nhớt. Ông này quản lý tát vả gia sản của Hội đồng Trạch dưới quyền của Ba Huy.
Vì hợp đồng là được hưởng 10% trên tổng số lợi tức nên ông đã bỏ nước Pháp và sang ở rễ nhà vợ đến tháng 4.1975 ông mới về nước.
Một sự kiện chấn động khác của Ba Huy là ông đi thăm ruộng bằng máy bay. Lúc ấy thì cả Việt Nam chỉ có 2 chiếc của công tử Bạc Liêu và vua Bảo Đại. Có một lần hứng chí ông lấy máy bay đi thăm điền Rạch Giá rồi bay ra biển Hà Tiên chơi. Cứ mãi mê đến khi kim xăng báo không còn nhiên liệu thì buộc ông phải đáp máy bay khẩn cấp và khi xuống đất ông mới biết mình đã bay sang đất Thái Lan.
Nhà cầm quyền Thái Lan bắt phạt 200.000 giạ lúa. Ông hội đồng Trạch phải cho người chở lúa sang bên Thái để chuộc cậu quý tử về. Và ông cũng là người sở hữu máy bay tư nhân và sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam.

+Dinh thự phục vụ du khách của Công tử Bạc Liêu
Một địa chỉ mà bất cứ ai đến với đất Bạc Liêu cũng muốn đến đó là dinh thự của Công Tử Bạc Liêu. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1919 do một người Pháp thiết kế và xây dựng theo phong cách của phương Tây. 
Ngôi nhà gồm một tầng trệt và một tầng lầu, được trang trí bằng nhiều đường viền hoa văn nổi gồm có 4 phóng và 4 đại sảnh được bao quanh bởi hành lan rộng làm cho ngôi nhà mát mẽ thông thoáng.
Sau nhiều năm nổ lực tôn tạo thì dinh thự Công Tử Bạc Liêu được đưa vào phục vụ khách du lịch đến chiêm ngưỡng một cơ ngơi đồ sộ của công tử Bạc Liêu.


MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH KHỞI HÀNH TỪ MIỀN TÂY TRONG KỲ NGHỈ NÀY:
Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886