Hò chèo ghe - điệu hò sông nước Bạc Liêu

Trong dân ca Bạc Liêu thì hò chèo ghe Bạc Liêu chiếm một vị trí rất quan trọng trong kho tàng văn học dân gian của tỉnh. Tiếp xúc với nhiều nghệ nhân cao tuổi sẽ thấy được rằng giọng hò Bạc Liêu xuất xứ từ việc ngược xuôi của các con thuyền trên sông nước.

Đây là một làn điệu dân ca của người dân Bạc Liêu với hình thức diễn xướng được hình thành trong môi trường chèo ghe trên sông nước.

Trong dân ca Bạc Liêu thì hò chèo ghe Bạc Liêu chiếm một vị trí rất quan trọng trong kho tàng văn học dân gian của tỉnh. Tiếp xúc với nhiều nghệ nhân cao tuổi sẽ thấy được rằng giọng hò Bạc Liêu xuất xứ từ việc ngược xuôi của các con thuyền trên sông nước. 



Trong cuộc Nam tiến, nhiều dòng người đã đến vùng đất này sinh sống và lập nghiệp, trên con đường chinh phục vùng đất hoang vu này họ đã mang theo hành trang là những điệu họ làm chỗ dựa tinh thần. 

Thâm chí trên vùng đất Bạc Liêu đã lưu hành nhiều điệu hò của cả vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Các điệu hò đó là hò Bến Tre, hò sông Hậu, hò Vĩnh Long, hò Trà Vinh nhưng mỗi loại hò đó được pha trộn và giao thoa với nhiều loại giai điệu khác nhau để phù hợp với mỗi nơi.

Hò chèo ghe Bạc Liêu có hai loại đó là hò đơn lẻ và hò đôi.

Hò đơn lẻ hay còn gọi là hò suông. Trong thời kì khai khẩn đất hoang giọng hò các dòng hò thường ngược xuôi theo những chiếc xuồng trên những dòng sông như là Bảy Háp, sông Trẹm u Minh, Cái Tàu,… hoặc là rất thịnh hành ở những bến đò ngang và đò dọc. 

Vào giai đoạn này thì hò Bạc Liêu chủ yếu là hò đơn. Hò đơn phải có 2 giọng một là hò nhanh hai là hò chậm. Câu hò có lối hò chậm thường là những câu ca dao lục bát hoặc là lục bát đã biến thể. Nội dung trong câu hò đơn lẻ chỉ mang tính tự sự, hoặc là những tâm trạng với thiên nhiên. Giọng hò đơn chậm rãi trên sông nước như được lan toả trên dòng sông và rồi tan biến vào hư vô. Nội dung của câu hò vẫn mang tính tự sự nhưng sẽ là có chủ ý và có đối tượng cụ thể để gửi gắm những tâm tư tình cảm, một phần để nhắn nhủ với con người một phần để nhắn nhủ với thiên nhiên để san sẻ bớt nỗi lòng. 

Câu hò sẽ gồm nhiều câu song thất lục bát để có đủ dung lượng chuyển tải hết nỗi lòng của người hò. Lời kế đều có hơi ngân và hơi hò đầu tiên cần phải cao giọng và sau đó ngang giọng hơn một chút. Giai điệu và tiết tấu phải phù hợp với con nước chảy nhanh hay chảy chậm.

Lối hò đôi là lối hò thứ hai. Sau cách mạng tháng Tám thì giọng hò chèo ghe vẫn được thình hành tuy nhiên lúc này thì giọng hò không còn đơn giản nữa mà nó mang đậm tính chất giao lưu tình cảm. Hình thức câu hò trở nên nhanh chóng và trở thành sinh hoạt tập thể như đối đáp. Bấy giờ nó được nâng lên một hàng mới đó là hình thức sinh hoạt trong văn hoá văn nghệ. 

Hò chèo ghe ở Bạc Liêu thường có những nét tương đồng với hò sông Hậu tuy nhiên phần lấy hơi của hò sông Hậu thường kéo dài hơn vì để phù hợp hơn với vùng sông nước ở đấy và không ngân nhiều tiếng ờ ơ như ở hò Bạc Liêu.

Vào năm 1960, phương tiện giao thông trên đường thuỷ được chuyển từ chèo ghe sang đi suồng bằng cơ khí nên tiếng hò ghe Bạc Liêu dần dần thưa dần và càng ngày càng ít xuất hiện trên các con sông. Tuy là không còn thịnh hành nhưng nhiều nghệ sĩ và nghệ nhân đã đưa tiếng hò chèo ghe vào hò ru hoặc là bước vào lĩnh vực âm nhạc và lên sân khấu với nhiều loại hình khác nhau.

Ngày nay, trong điều kiện phát triển như vũ bão của xã hội hiện đại thì hò chèo ghe đã không còn trong thực tế vì môi trường hò bị thu hẹp và điều kiện sông nước cho các ghe suồng đi lại hầu như không còn. Từ đó làn điệu dần dần mai một và chỉ còn lại trong ký ức của mỗi người dân lớn tuổi. Để tiếp tục tồn tại cũng như phát triển làn điệu của hò chèo ghe Bạc Liêu đã đi vào những bộ môn nghệ thuật khác nhau như vọng cổ, điện ảnh,… hay là trong hình thức quảng cáo , trên các chương trình truyền hình,… Với những nét gần gũi đó giọng hò chèo ghe đã được bảo tồn để thích nghi với cơ chế thị trường bây giờ.


Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886