Dân ca quan họ - nét đẹp vẹn nguyên xứ Kinh Bắc

Trong mỗi gia đình, thôn xóm ở Bắc Ninh với các thế hệ tiếp nối trao gửi tình yêu với nghề Quan Họ. Người dân ở nơi đây vẫn căng tràn sức sống để tiếp thêm ngọn lửa cho thế hệ sau trong việc giữ gìn dân ca Quan Họ Bắc Ninh.

Từ ngày xưa dân ca Quan Họ đã trở thành món ăn tinh thần cho người dân Bắc Ninh, đây còn là một nét văn hoá đặc sắc của vùng Kinh Bắc. Từ già đến trẻ nhỏ ai cũng có thể hát được một vài làn điệu Quan Họ. Người chơi quan Họ không chỉ có hát hay mà phải hát được nhiều làng điệu cổ. 

Từ ngày 30/9/2009 khi dân ca Quan Họ được vinh dự là một Di sản văn hoá phi vật thể thì tình yêu Quan Họ thấm trong mỗi người dân lại nhân lên gấp bội lần. 



Từ đó, tình yêu Quan họ không còn là một cá nhân hay một tập thể nhỏ lẻ mà nó như có được sự kết nối, thu hút mọi sự quan tâm chú ý của cả một cộng đồng trên tổ quốc lẫn thế giới. Tình yêu đó lại càng toả sảng và đẹp biết bao khi mỗi người dân trên đất Quan Họ có những việc làm thiết thực để bảo tồn và giữ gìn nét văn hoá đó. 

Theo Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam nhận định rằng việc khó nhất bây giờ để bảo tồn được nét văn hoá ấy là đào tạo lớp nghệ nhân trẻ đam mê với loại hình nghệ thuật này. Để có được thành công trong việc đào tạo này đòi hỏi các liền anh liền chị trong 49 làng quan họ phải truyền dạy những vốn liếng văn hoá về Quan họ của mình cho thế hệ trẻ đi sau. Và bản thân họ cần phải sẵn sàng bỏ việc riêng để sửa soạn và biểu diễn cho du khách gần xa,…

Nhiều chương trình hành động được uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh và ngành văn hoá triển khai phối hợp thực hiện như là: đãi ngộ 41 nghệ nhân Dân ca Quan họ Bắc Ninh, xuất bản và tái bản các công trình nghiên cứu về văn hoá Quan Họ, khôi phục những hình thức hát Quan họ truyền thống,…

Đặc biệt, với đề án từ năm 2013 đến 2020, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Quan họ Bắc Ninh và Ca trù đã được phê duyệt với kinh phí hỗ trợ cho toàn bộ dự ấn là 65 tỷ đồng. Đó là tin vui đối với những người yêu dân ca Quan Họ.

Cùng với dự án đó, Cục Di sản Văn hoá và Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam đã phối hợp cùng hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang xây dựng một chuyên đề Dân ca Quan họ Bắc Ninh để đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông. Và thành lập khoa Dân Ca Quan họ Bắc Ninh ở Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật ở cả hai tỉnh.

Không chỉ vào dịp lễ hội người vùng Kinh Bắc hát Quan Họ mà trong cả khi lao động hay đám giỗ, chạp,… họ vẫn hát. Cứ hễ đến mùa xuân là các làn điệu Quan họ làm say đắm lòng người với những câu hát trữ tình lại được ngân lên trong không khí lễ hội.

Cụ Nguyễn Văn Từ đã 90 tuổi người của làng Viêm Xá vẫn còn nhớ những làn điệu Quan họ đã gắn với ông từ khi lọt lòng mẹ. Trong dịp lễ hội ngày xuân các làng điệu Quan họ lại càng thêm mềm mại, uyển chuyển lay động lòng người.

Những câu hát giao duyên, đối đáp được nam – nữ trong làng cất lên hoà chung với nhịp sống hối hả, tất bật đã hoà quyện vào nhau tạo nên một ngày trước tết Nguyên Đán thật tuyệt vời. 



Là một người con sinh ra và trưởng thành từ trong lòng Quan họ, PGS.TS Nguyễn Chí Bền cho biết, các làng Quan họ ở vùng Lim từ những ngày trước tết đã rộn ràng không khí lễ hội. Thời điểm đó, tất cả các làng Quan họ như được quay về đúng với những nét mộc mạc ngày xưa của dân làng. 

Theo tài liệu cổ thì hát đối trên đồi, sau chùa hay ở nhà có những lối hát khác nhau và gieo vào lòng người những cảm nhận khác nhau. Nếu là hát trên đồi sẽ là hát thoải máu, không cần có một khuôn khổ, đôi khi là rất tình cờ mà bộc phát ra câu hát. Họ vưa hát vừa mời nhau những miếng trầu cánh phượng. Đó là lời ca, câu hát được sáng tạo một cách tài tình thấm đượm giá trị nhân văn.

Nhưng ấn tượng nhất đối với du khách vẫn là vào đêm 12 tháng Giêng hằng năm, có một đêm diễn đó là đêm diễn chỉ dành riêng cho quan họ. Lúc ấy, đâu đâu cũng có những tốp đứng hát Quan họ và mời nhau những miếng trầu xanh.

Trải qua bao thăng trầm với thời gian, làn điệu Quan họ vẫn thể hiện được đời sống của người dân kinh Bắc. Nó không lạc hậu trước một xu thế mới, người dân trong làng Quan họ đang ngày một vươn lên, đổi mới cách thức của mình và làm giàu đẹp thêm cho dân gian. Đối với những người con của đất Kinh Bắc, mùa Xuân sẽ nhạt hơn trước nếu thiếu đi làn điệu dân ca quê hương.

Về với hội Lim, du khách như hoà mình cùng với một bầu trời thơ, nhạc làm xao xuyến lòng người. Với những chiếc nón quai thao, áo mớ ba mớ bảy, khăn đonág, áo the hoa gấm,… như ẩn chứa sức sống của con người lẫn cảnh vật. Cách trảy hội của người dân làng Quan họ là một cách chơi rất độc đáo với nhìu trò chơi dân gian như đấu vật, đấu võ, đu tiên, nấu cơm,..

Đặc sắc hơn cả là phần hát hội, từ hát mời trầu đến hát con sáo sang sông,… hình thức thi của hát hội được tổ chức trên du thuyền. Một bên là thuyền của các liền chị, một bên thuyền là những em nhỏ trong tà áo tứ thân, các liền anh đứng ở hai đầu của thuyền rồng. 

Lễ hội diễn ra khắp các làng trong Nội Duệ, trung tâm là núi Hồng Vân với nghi thứ tế lễ và rước xách uy nghiêm. 



Một số tour du lịch khởi hành từ miền Bắc:

Tour du lịch Tràng An Bái Đính
Tour du lịch miền Bắc 5 ngày 4 đêm
Tour Đà Nẵng 5 ngày 4 đêm
Tour Đà Nẵng Huế Động Thiên Đường
Tour Đà Nẵng Cù Lao Chàm 2 ngày



Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886