Những điểm không thể bỏ qua khi đến Bắc Ninh

Theo suốt chiều dài của lịch sử,, Làng Đình Bảng là một ngôi làng trù phú, kinh tế phát triển, thuận lợi về mặt giao thông thuỷ bộ. Làng nằm ở vị trí nối liền giữa hai miền núi Đông Bắc và đồng bằng phía Nam, nên làng Đình Bảng là nơi ảnh hưởng và hội tụ những nét văn hoá của phương bắc, phương nam và cả phía tây, phía đông.

+ Làng Đình Bảng

Theo suốt chiều dài của lịch sử,, Làng Đình Bảng là một ngôi làng trù phú, kinh tế phát triển, thuận lợi về mặt giao thông thuỷ bộ. Làng nằm ở vị trí nối liền giữa hai miền núi Đông Bắc và đồng bằng phía Nam, nên làng Đình Bảng là nơi ảnh hưởng và hội tụ những nét văn hoá của phương bắc, phương nam và cả phía tây, phía đông.

Khi bước chân vào làng, du khách như lạc vào một đô thị sầm uất nhưng vẫn thấy nét riêng của làng quê truyền thống ở Việt Nam. Mỗi tên thôn, xóm đều mang dấu ấn lịch sử. Đây là một ngôi làng tiêu biểu cho làng xã Việt Nam, vừa mang võ dáng hiện đại, vừa mang đậm tính dân tộc.


+ Đình làng Đình Bảng.

Được xây dựng vào năm 1700 và hoàn thành vào năm 1736, Đình làng Đình Bảng do quan Nguyễn Thạc Lương và vợ Nguyễn Thị Nguyên mua gỗ lin về dâng cho làng, xây dựng một ngôi làng có thế trường tồn. 

Đình thờ 3 vị thành hoàng: Thần Đất – Cao Sơn đại vương, Thần Nước – Thuỷ Bá đại vương và Thần Trồng Trọt – Bạch Lệ đại vương. 

Toà Bái Đường của đình có kết cấu hình chữ nhật, chia làm 7 gian, 2 chái nằm ở trên một nền cao có bậc cấp bó đá xanh và gồm 60 cột lim lớn nhỏ có đường kính từ 0,55 – 0,65 m.

Hoa văn trang trí trong đình rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, chau chuốt, hài hoà. Mỗi bức chạm khắc ở đình là một tác phẩm nổi tiếng độc nhất vô nhị như: bức Bát mã quần phi, bức lưỡng nghê phục chầu, Ngũ long tranh châu,…


+ Chùa Dâu

Từ trước những thế kỷ ở đầu công nguyên, chùa Dâu là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất nước ta. Từ thế kỷ thứ 4 vị Thiền sư Tỳ - ni – đa – lưu – chi đã mở một đạo tràng thuyết phát ở chùa và lập nên thiền phái đầu tiên ở nước Việt Nam.

Vào thế kỷ thứ 14, Mạc Đĩnh Chi đựng lại chùa thành qui mô lớn và trùng tu nhiều lần ở những thế kỷ tiếp theo. Chùa có tháp Hoà Phong ngay giữa sân cao 3 tầng khoảng 17m và có chuông lớn đúc bằng đồng trong tháp dưới triều đình Cảnh Thịnh. Ngoài ra, có tượng Bà Pháp Vân và Kim Đồng Ngọc Nữ.


+Chùa Bút Tháp

Đến Bắc Ninh người ta không thể bỏ qua chùa Bút Tháp, đây là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã qua nhiều lần sửa chữa nhưng vẫn giữ được nét nguyên sơ của nó.



Từ thế kỷ 17 dưới thời Hậu Lê chùa đã được xây dựng theo thiết kế của hai nhà sư một là gốc Việt và một là gốc Hoa dưới sự chỉ đạo của bà Trịnh Thị Ngọc Trúc vợ của vua Lê Thánh Tông. Chùa có tên là Ninh Phúc Thiền Tự và được xây theo kiểu nội theo kiến trúc của người Việt và ở ngoài mang một số nét văn hoá của người Hoa. Ngoài cùng của chùa là Cổng tam Quan rồi đến Tháp Chuông, Tiền Đường và cuối cùng là Thượng Điện.


+ Làng Tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ là một cái làng tranh rất quen thuộc và nằm bên bờ sông Đuống. Từ lâu nó đã đi vào đời sống tinh thần của mỗi người dân bằng những bức tranh dân gian rất nổi tiếng và mang đậm bản sắc dân tộc. 



Tranh Đông Hồ không làm theo cảm hứng nghệ thuật mà phải dùng ván để in. Để có được bản khắc đến độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu sẵn. Những người vẽ màu và khắc bản đồi hỏi phải có một lòng yêu thích nghệ thuật có tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt là phải có trình độ cao. Công đoạn in tranh sẽ không khó lắm khi bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên trên ván rồi in. 

Giấy dùng để in tranh là loại giấy mịn. Trước khi in phải lấy bồi điệp được lấy từ vỏ sò làm nền để tạo ra một chất liệu hoàn toàn riêng biệt cho tranh. 

Các loại màu được làm từ thiên nhiên ví dụ như màu đen là được lấy từ lá tre đốt lên lấy than của nó, màu xanh lấy từ vỏ và lá cây tràm, màu vàng lấy từ hoa cây hoè, rễ cây vang có thể làm ra màu đỏ,… Vào những năm gần đây, một số người in tranh trong làng đã dùng một số loại hoá chất hiện đại như vậy làm tăng thêm sản phẩm nhưng chất liệu cuả tranh sẽ không bằng  màu sắc nét truyền thống. Đã thế trong một thời gian ngắn màu tranh sẽ bị phai. 


+ Đền Đô

Đây là nơi thờ của 8 vị vua nhà Lý. Đền Đô còn được gọi là Cổ Pháp Điện hay là đền Lý Bát Đế. Nó được xây dựng vào năm 1030 ở thế kỷ 11. Nằm trên khu đất phía đông nam của Hương Cổ Pháp và Châu Cổ Pháp. Khu đất này được Thiền sư Lý Vạn Hạnh nhận định rằng nó là nơi hội tụ của thiên khí, nơi có thế 8 đầu rồng chầu về. Tương truyền rằng ngày xưa trước khu đền có một rừng Báng và dòng Tiêu Tương uốn lượng. Trải qua nhiều triều đại nhà Lý, Trần Lê, đền đô được quan tâm và tu sửa, mở rộng. 

Năm 1952 Đền Đô bị giặt Pháp chiếm đóng và phá huỷ hoàn toàn. Những năm trở lại đây, nơi này được nhà nước quan tâm và sự cố gắng của dân làng đình Bảng, Đền Đô từng bước được khôi phục  và tìm lại dáng vẻ ngày xưa.

Đền Đô với lói kiến trúc độc đáo và mang một giá trị lịch sử đậm nét vương triều nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung.


+ Chùa Phật Tích

Ngôi chùa này còn có tên gọi là chùa Vạn Phúc, được xây dựng vao 3 thế kỷ từ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10. Sau đó chùa bị hư hại và tu bổ vào năm 1686. 

Đến năm 1947 chiến tranh xảy ra và ngôi chùa bị phá huỷ hoàn toàn. Năm 1985, với công sức của nhân dân góp lại đã xây dựng lại ngôi chùa nhưng rất sơ sài. Cho mãi đến năm 1991 thì ngôi chùa mới được xây dựng theo quy mô của kiến trúc cổ.



Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886