Độc đáo ẩm thực xứ quan họ Bắc Ninh

Làng Viêm Xá nổi tiếng xa gần vì có làn điệu dân ca Quan họ mượt mà thấm đẫm tình quê hương. Và tại làng này cũng nổi tiếng với một món ăn dân dã đó là bánh khúc. Khách du lịch đến với làng Diềm – một tên gọi khác của làng Viêm Xá, đã từng được nghe câu Quan họ và ăn bánh khúc thì không quên được những món quà mộc mạc của người dân quê này.

+ Bánh Tẻ làng Chờ

Lúc xưa bánh tẻ làng Chờ chỉ có trong những ngày lễ tết của vùng Yên Phong, này đến hội Lim hay hội Đền Đô,… thì trong các nhà hàng khách sạn đều có món bánh tẻ ấy. Đang lúc ăn những món cao lương mỹ vị mà thưởng thức thêm một ít bánh tẻ, thứ bánh vừa dẻo vừa dai ấy thì thật là tuyệt.

Có tên bánh tẻ làng Chờ bởi vì đó là cách gọi dân dã rất dễ nhờ. Trong dân gian có câu: bảy làng Chờ, Ba làng Mịn, một làng Ô chơ vơ giữa đồng.

Làng Chờ là tên gọi chung của 7 khu làng gộp lại là Nghiêm Xá, Phú Mẫn, Ngân Cầu, Ngô Nội, Phù Lưu, Trung Bạn, Tiên Trà, kết nghĩa với nhau cùng tổ chức ngày hội mang tên “thất thôn giao liệt” vào khoảng thời gian từ ngày 11 đến 13 tháng 3 âm lịch hằng năm. 



+Bánh khúc làng Diềm

Làng Viêm Xá nổi tiếng xa gần vì có làn điệu dân ca Quan họ mượt mà thấm đẫm tình quê hương. Và tại làng này cũng nổi tiếng với một món ăn dân dã đó là bánh khúc. Khách du lịch đến với làng Diềm – một tên gọi khác của làng Viêm Xá, đã từng được nghe câu Quan họ và ăn bánh khúc thì không quên được những món quà mộc mạc của người dân quê này.



Bánh khúc có mùi thơm nồng của xôi hoà quyện với vị bùi bùi của đậu xanh tạo nên một mùi đặc trưng riêng của bánh khúc.

 Để làm được bánh khúc người dân phải lựa chọn kỹ càng rau khúc cũng như những loại nguyên liệu khác. Bánh khúc được làm với tỷ lệ 8 phần gạo nếp và 2 phần gạo tẻ. Gạo tẻ phải được ngâm trước trong vài tiếng đồng hồ sau đó đem vo thật sạch rồi giã nhuyễn với lá khúc để làm vỏ bánh. Làm đúng tỷ lệ giữa gạo và lá khúc cũng là một bí quyết để làm ngon hơn cho món bánh khúc. Vỏ bánh phải được dát mỏng sao cho không lộ phần nhân bánh bên trong và được làm theo hình tròn hoặc hình tai voi.

Bánh khúc làng Diềm gồm có 2 loại một là nhân đỗ hai là nhân hành. Bánh khúc nhân đỗ thì có vị béo của thịt heo, vị thơm của tiêu cộng với vị bùi bùi của đỗ. Còn bánh khúc nhân hành lại có vị thơm dịu của hành khô, vị cay nồng của tiêu, béo của thịt ba chỉ cộng với giòn giòn của nấm mộc nhĩ. Sau khi làm được nhân người ta bọc ngoài bánh lớp vỏ đã dát mỏng sau đó rắc nếp lên vỏ và cho và nồi hấp như xôi.


+ Gà Hồ - sản phẩm độc đáo cả về văn hoá và ẩm thực của người dân Kinh Bắc.

Ở thôn Lạc Thổ, giống gà Hồ được nuôi từ bao đời nay, gà Hồ đã xuất hiện trong tranh dân gian Đông Hồ từ xa xưa.

Thịt gà Hồ là món ăn cực ngon ở đây, thịt giòn, thơm, ngọt. Một con gà nặng chừng 2,5 đến 3 kg trở lên. Vì thế thời gian nuôi gà Hồ lâu hơn những giống gà khác, thường thì phải kéo dài đến 7-8 tháng. Hiện nay, số lượng gà Hồ để lấy thịt là chưa nhiều vì rất khó khăn trong việc nhân giống gà. Trong hội gà Hồ thì chỉ có khoảng 1000 con gà vừa nhân giống mà vừa nuôi lấy thịt. Chính vì vậy mà thịt gà Hồ rất mắc, khoảng 300.000 đồng/kg.


+ Cơm Quan họ

Cơm quan họ từ bao đời nay đều dọn trên những mâm tròn bằng gỗ sơn đỏ và bát tiện từ gỗ cây bạch đàn. Các món ăn trong mâm cơm bắt buộc phải có những thực phẩm là thịt gà và giò lụa, ngoài ra còn những thực phẩm khác thì tuỳ theo ý thích mỗi người mà dọn món. 

Trong bữa ăn nếu có canh thì không được uống rượu. Trong bữa ăn thì người khách sẽ ăn trước và chủ nhà thì ngồi ca Quan họ cho khách nghe. Đến khi khách ăn xong thì đến chủ ngồi vào mâm của mình.

Khi xưa, mâm cỗ đãi khách có đặc điểm như nhau là đều có 3 tầng trên mâm đan và bát đàn nhưng món ăn của mỗi làng trong tất cả các làng Quan họ thì lại khác nhau. Tầng trên cùng là bày món ăn riêng của mỗi làng. Tầng dưới cùng là những món được đặt trong bát lớn không chồng lại được.


+ Cháo Thái

Cháo Thái ở Đình Tổ nổi tiếng gắn liền với câu chuyện của trạng nguyên Lê Văn Thịnh về lại thăm Đình Tổ. Vì vậy, Cháo Thái là một món ăn trong đời sống sinh hoạt cũng như đời sống lễ hội của người dân nơi đây.



Trong các dịp lễ hội lớn của làng thì thường có bát Cháo Thái để dâng lên Thành Hoàng của làng.

Món cháo Thái được nấu từ nước luộc gà, gạo nếp và hành. Tất cả hoà quyện với nhau tạo nên một tô cháo thơm ngon. Thường thì cháo Thái ăn nóng sẽ là ngon nhất vì thưởng thức được hết mùi vị của nếp và vị béo của nước gà luộc. Bát cháo Thái thơm ngon còn kết hợp với thịt gà và chả lụa, một ít thịt băm để đủ độ béo. 


+ Món bánh Tro.

Thưởng thức món bánh Tro lần đầu tiên khách du lịch sẽ không thể quên được hương vị của nó có chút hương nồng của nước tro quyện lẫn vào với mùi dẻo thơm của gạo, mật mía thanh thoát.

Nguyên liệu làm bánh Tro rất đơn giản chỉ gồm gạo nếp, nước tro của sợi rơm sạch, chút vôi, mật mía và lá chuối. Để được món bánh Tro thơm ngon người làm bánh phải lựa nguyên liệu thật kỹ. Nước tro người ta đốt từ những sợi rơm nếp vàng óng và đã được rửa sạch sau đó đổ vào chậu hoà thêm một ít vôi để nước lắng xuống rồi gạn sạch chỉ còn lại nước trong. Nếp được chọn tỉ mỉ với loại nếp đều hạt và thơm, sau khi vo sạch sẽ rồi ngâm trong nước tro chừng 3 đến 4 tiếng rồi vớt ra để ráo nước. Lá chuối để gói bánh phải được rửa sạch và hấp cách thuỷ cho mềm rồi đem lau khô sau đó gói bánh.


+ Bánh đúc lạc

Bánh đúc lạc là một món dân dã và rẻ nhất trong các món ăn tại Bắc Ninh. Chỉ vài ba ngàn có thể ăn no nê. Tuy nhiên để có được một tấm bánh đúc thì không hề dễ dàng. Bánh đúc được làm từ 3 công đoạn cơ bản là ngâm gạo, chuẩn bị bột và đun bánh. 

Người ta phải chọn loại gạo tẻ ngon và ngâm trong nước tro hoặc nước vôi 10 giờ đồng hồ, có những nơi người làm lại ngâm đến 3 đêm, mỗi ngày thay một nước để đến khi bóp tan thành bột thì đem hoà với nước vôi hoặc nước tro. 



Khâu quan trọng nhất trong cách làm bánh đúc là khâu khuấy bánh. Người ta chuẩn bị sẵn một chiếc nồi có tráng mỡ, đoạn đổ bột vào rồi bắt lên bếp. Khi đó dùng đũa khuấy liên tục sao cho bột không khê, không bị vón cục và không sát nồi.


+ Tương Đình Tổ

Tương là loại nước chấm từ bao đời nay của người Việt. Nó chắt lọc những gì tinh tuý nhất từ hạt gạo, hạt ngô, đỗ. Dưới bàn tay khéo léo của những người mẹ, người chị đã tạo nên những lọ tương thơm ngon. Đặc biệt nhất vẫn là tương Đình Tổ.

Chuyện về tương Đình Tổ gắn liền với vị trạng nguyên của nước Đại Việt – Lê Văn Thịnh. Khi xưa, ngài vừa về đến làng thì bị ốm. Ngài thèm một bát cháo Thái và một khúc cá chấm với tương. Người dân ở Đình Tổ lấy mốc thời gian đó làm thời gian ra đời của nghề tương và nghề cháo Thái ở đây.

Tương ở Đình Tổ có màu nâu đỏ, mùi thơm vị ngọt bùi, béo đặc trưng của ngô và nếp, đặc sánh. Tương Đình Tổ có vị ngọt tự nhiên do lên men của ngô và đỗ được ngâm trong môi trường nước đã chín và độ mặn của muối vừa phải. 

Quy trình làm tương rất tỷ mỉ và cầu kỳ. Yêu cầu ở khâu thanh trùng phải đảm bảo được độ an toàn cho tương. Tương của Đình Tổ có những quy trình sản xuất riêng, không để cơm lên men mốc xanh mà để cơm lên men trong điều kiện yếm khí. Các công đoạn về làm tương, dụng cụ chưa đựng, tỷ lệ pha chế nguyên liệu. Đó là cả một bí quyết của người dân Đình Tổ.


+ Bánh phu thê Đình Bảng

Bánh phu thê là một loại bánh không thể thiếu trong các mâm lễ hỏi cưới truyền thống của dân tộc ta. Trong chiếc bánh đơn sơ ấy chứa đựng biết bao ý nghĩa về những nét đẹp văn hoá của người Việt.



Bánh phu thê là một đặc sản của làng Đình Bảng. Theo truyền thuyết kể rằng, tên bánh được đặt xuất phát từ việc ông vua Lý Anh Tông đi đánh giặt, vợ ở nhà thương nhớ và làm bánh gửi ra biên cương cho chồng. Vua ăn thấy rất ngon và nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng nên đặt tên cho loại bánh này là bánh phu thê.

Cách chế biến món bánh này khá là dễ dàng. Nấu chín đậu xanh sau đó nghiền nát mịn, thắng đường, trộng đều với một ít dừa đã nạo cùng một ít vừng và mức sen. Cầu kỳ hơn thì người ta trộn thêm một ít đu đủ xanh nạo để hương vị đậm đà hơn.

Bánh được hấp trong khuôn có hình vuông. Người thợ đem dàn một lớp bột tạo vỏ bánh vào trong khuôn sau đó xếp nhân vào cuối cùng là đặt một lớp bột nữa lên trên và đem đi hấp. Đợi đến bánh nguội rồi người ta bắt đầu gói bánh. Bánh được gói với 2 lớp: lớp đầu tiên là bằng lá chuối trong cùng, bên ngoài là lớp lá dong buộc bằng dây lạt.



Một số tour du lịch khởi hành từ miền Bắc:

Tour miền Tây 2 ngày 1 đêm
Tour du lịch miền Bắc 5 ngày 4 đêm
Tour Đà Nẵng 5 ngày 4 đêm
Tour Đà Nẵng Huế Động Thiên Đường
Tour khu du lịch suối nước Mát đèo Le

Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886