Khái quát chung về Lai Châu:
Tổng diện tích là 9068,7m2, phía Bắc của tỉnh Lai Châu giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây và Nam thì giáp với Điện Biên, còn lại phía Đông thì giáp với những tỉnh là Lào Cai, Sơn La, Yên Bái. Dân cư vào năm 2009 khoảng 370.135 người. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 20 dân tộc tiêu biểu như là Dao, Thái, Mông,…
1/ Di sản văn hoá
Lai Châu là một trong những vùng có nhiều di sản văn hoá phi vật thể và vật thể đa dạng và đặc sắc nhất. Cho đến ngày nay, toàn tỉnh đã có 14 di tích được xếp vào di tích cấp tỉnh và 4 di tích được xếp vào di tích cấp quốc gia. Một số di tích điển hình như là bia Lê Lợi ở Sìn Hồ, động Tiên Sơn ở Tam Đường, miếu Nàng Han và hang Thắm Tao nằm ở Phong Thổ,… Bên cạnh đó còn có nhiều di tích văn hoá và lịch sử có giá trị như là Di tích Bản Lướt ở xã Mường Kim – đây là nơi thành lập tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lai Châu, Bản Nà Khoảng hay Núi Sam Sẩu, đèo Khau Co nằm ở huyện Than Uyên – là khu di tích căn cứ của du kích và tiểu phỉ thời kháng chiến chống thực dân Pháp; đồn bốt và nhà tù của thực dân Pháp xây dựng nằm ở huyện Mường Tè – nơi giam giữ nhiều nhà cách mạng yêu nước.
Tỉnh Lai Châu còn lưu giữ rất nhiều di tích chứng minh rằng nơi đây từng có người Việt cổ sinh sống ở tại nhiều hang động. Các nhà nghiên cứu khoa học về khảo cổ đã tìm thấy khá nhiều những dụng cụ ở cả 3 thời kỳ đồ đá tại hang Nậm Phé, Nậm Tun của huyện Phong Thổ. Hệ thống tất cả những khảo cổ ở Lai Châu đều có một giá trị lịch sử văn hoá khá hấp dẫn đới với du khách đến tham quan và tìm hiểu về nó. Bên cạnh đó còn có nhiều giá trị đặc sắc về di sản phi vật thể phải kể đến là những phiên chợ vùng cao hay các trò chơi dân gian của người dân tộc trên đại bàn tỉnh.
2/ Nghệ thuật biểu diễn.
Lễ hội ở Lai Châu rất phong phú và đa dạng. Nét đặc sắc nhất trong những lễ hội ở tỉnh Lai Châu là các nghi lễ về mặt tâm linh và có các điệu hát như là hát then, hát quan làng trong những đám cưới của người dân tộc Tày hay Thổi Pí hát giao duyên của người dân tộc Thái, múa xoè, múa sạp của người dân tộc Thái, Lư, hoặc là điệu máu kiếm của dân tộc Dao. Ngoài ra đặc biệt nhất vẫn là nghệ thuật tranh cúng của người Giáy,…
3/ Điểm đến
Lai Châu là một điểm đến khá lý tưởng cho ai yêu thích về du lịch mạo hiểm khám phá hay là du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chữa bệnh. Bởi vì nơi đây có nhiều núi đồi cao xen kẽ là những thung lũng hẹp và sâu đã tạo nên nhiều hang động lớn huyền ảo như là động Hương Sơn, hệ thống động Tiên Sơn ở thị xã Lai Châu hay hang Thắm Cung ở Phong Thổ,… Ở Lai Châu còn là một tỉnh hội tụ nhiều làng nghề truyền thống lâu đời và lễ hội đặc sắc có giá trị lớn. Bên cạnh đó, ẩm thực nơi đây còn tạo dấu ấn riêng cho khách du lịch khi đến với Lai Châu.