Người Hà Nhì sống ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè của tỉnh Lai Châu. Nơi đây còn nhiều nét văn hoá độc đáo được lưu truyền từ đời này sang đời khác như là tục cưới xin, lễ hội Gạ Ma Thú hay là lễ ăn tết mùa mưa,…
Tết của người Hà Nhì bắt đầu vào đầu tháng 7 âm lịch hàng năm. Cả bản đã thống nhất ngày tổ chức trong cuộc họp bản đầu tháng. Họ thường hay chọn ngày “lò no” – ngày con rồng hay ngày con cừu “jó no”. Theo quan điểm của người dân tộc Hà Nhì thì những ngày này là tốt nhất.
Thời gian ăn tết của người Hà Nhì diễn ra trong 7 ngày 7 đêm. Những ngày tháng 7 âm lịch này là thời điểm mà bà con trong bản đã thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu vào mùa mưa. Bà con có thời gian rảnh nên đã chọn để tổ chức ngày lễ lớn trong bản.
Vào ngày sáng sơm đầu tiên thì gia chủ hoặc một người ở trong nào đó ở trong gia đình sẽ mang 3 ống tre và chiếc gùi ra suối lấy nước, đây là tục lấy nước lộc đầu năm của người Hà Nhì. Việc đi lấy nước này phải thực hiện từ lúc có tiếng gà gáy đầu tiên vào buổi sáng, vì người Hà Nhì cho rằng đó là thời điểm tốt nhất và là thời khắc giao mùa. Khi lấy được nước thì phải làm sao để cho nước rơi ra ngoài, nếu trong ống nước có con trùng thì không được đổ đi hay lấy ra mà phải đem về, họ quan điểm rằng đó là lộc trời ban.
Sau khi lấy được nước thì họ mang về để bên cạnh bàn thờ và dùng nước đó để nấu thức ăn cúng tổ tiên. Sau khi lấy nước, gia đình thường cử một người con trai vào khu làm lễ nằm trong rừng thiêng của bản để dọn dẹp và bày biện đồ cúng. Từ sáng sớm người phụ nữ trong gia đình phải đổ gạo nếp được ngâm từ tối hôm qua ra cối để giã để làm bánh dày cúng tổ tiên. Người dân tộc Hà Nhì có tục lệ là xem gan lơn trong ngày tết này. Sau khi mổ lớn, chủ nhà sẽ xem gan lợn để biết được tốt hay xấu trong năm đến. Nếu bộ gan vẫn còn nguyên không bị sứt mẻ, mật đầy và lá gan ở trên nhô cao, dây nối ở hai lá gan phải thẳng. Đó là lá gan tốt, biểu thị một năm mới sẽ gặp điều tốt lành cho gia chủ. Nếu gan không tốt thì gia chủ sẽ làm lý để hoá giải hết những điềm không tốt.
Nét đặc trưng của ngày lễ tết trong gia đình ở dân tộc Hà Nhì là phải dựng một cây đu trong gian ngoài của khu nhà ở. Cây đu phải được buộc hai bên xà nhà và ở dưới có một miếng ván để con trẻ vui chơi. Ở ngoài đầu bản sẽ dựng một cái đu lớn cho cả bản tham gia.
Theo quan niệm của người dân tộc Hà Nhì thì trong mỗi con vật sẽ có một linh hồn. Để phục vụ cho cuộc sống của họ nên đã săn bắt và giết rất nhiều thú trong rừng nên giờ hồn những con vật đó kêu oan lên với trời xanh về tội lỗi của con người và ông trời đã phán tội con người sẽ bị gông cùm vì thế cây đu đã ra đời. Hay nói cách khác, cây đu vào dịp lễ tết là một hình thức xưng tội của người Hà Nhì với ông trời.
Cái tết của người Hà Nhì là nét văn hoá độc đáo thu hút khá nhiều du khách quan tâm.
Hãy một lần đến với Lai Châu để khám phá nét văn hóa này.