Đặc sản đậm chất núi rừng Cao Bằng

Cao Bằng mang nét đặc trưng của ẩm thực dân tộc Tày, Nùng. Những món ăn với những tên gọi kỳ lạ được chế biến từ nguyên liệu núi rừng đã kích thích sự tò mà và khoái cảm cho người thưởng thức.

+ Bánh áp chao

Được làm từ nguyên liệu là bột nếp và nhân thịt vịt là một món ăn được ưa thích khi trời nơi Cao Bằng trở lạnh. Khách du lịch ngồi quanh bếp lửa, vừa xuýt xoa vì cái lạnh vừa nhìn những người đầu bếp cho từng chiếc bánh mới nặn xong vào chảo dầu đang sôi. Chúng phồng nhẹ và nghe tiếng xèo xèo, toả hương thơm lừng và khó mà có thể ngăn được phản xạ tự nhiên của cơ thể nuốt nước bọt đánh “ực” một cái. Khi bánh chín thì vớt ra cho ráo dầu rồi dọn ăn kèm với nước chấm chua ngọt, đu đủ xanh thái chỉ và hài cọng rau húng lủi thơm phức. 

Bánh áp chao giòn tan bên ngoài những bột nếp thì vẫn dẻo bên trong đậm đà nhờ nhân thịt tẩm gia vị. Những gia vị ăn kèm giúp cho cảm giác ngấy dầu trong bánh dịu đi và còn nước mắm thì tăng thêm mùi vị cho món ăn này.



+ Đậu phụ trắng

Đây là món ăn thanh đạm tưởng chừng như nơi nào cũng có nhưng lại trở thành một nét đặc biệt trong ẩm thực miền núi Đông Bắc. 

Đậu phụ sau khi làm xong thì được chế biến thành nhiều món như là sốt cà chua, đậu chiên, đậu nấu thịt,.. Món nào cũng đơn giản và ngon lạ thường. Tất nhiên đậu phụ ở Cao Bằng cũng được làm từ hạt đậu nành. Nhưng đậu phụ ở đây mềm và mịn hơn những nơi khác.

Ngoài ra, khi ăn thì món đậu phụ có mùi vị rất đặc biệt và không hề chua, vị không khô xác mà béo ngậy nơi đầu lưỡi. 

Theo lời kể thì sự ngon mát đó là một bí truyền của người thợ làm đậu. Họ không dùng phụ gia để làm đậu đông lại mà dùng nước lá chua lấy từ rừng. Do vậy, miền xuôi hiếm có nơi nào có đậu phụ non đến vậy.


+ Bánh trứng kiến

Người Tày gọi món này là Péng Lăng Lay. Đây là một loại bánh chỉ có vào khoảng thời gian sinh trưởng của kiến rừng là từ tháng 4 đến tháng 5 hằng năm. Phân fkhos nhất để làm nên món này là tìm cho được trứng kiến. Phải có ngươi nắm rõ kinh nghiệm mới không lấy nhầm loại kiến có độc gây nguy hiểm. 

Trước kia nhân của bánh chỉ lấy trứng kiến nguyên chất, thêm mỡ và hành phi, muối nhưng nhu cầu ăn bánh mỗi ngày một tăng nên người làm bánh phải trộn thêm một ít thịt bằm. Nhưng chỉ một chút trứng kiến thôi người ăn cũng đủ trải nghiệm cảm giác không ở đâu có được.

Bánh trứng kiến không phải là một món ăn phức tạp, chỉ cần bột nếp được dát mỏng, sau đó áp vào lá vả rồi cho trứng kiến đã xào lên trên và áp tiếp một lớp lá vả khác bên ngoài, đem đi hấp cách thuỷ. Cái ngon nhất của bánh trứng kiến là sự đơn giản của bột nếp kết hợp với vị lạ của nhân trứng kiến.



+ Hạt dẻ Trùng Khánh

Hạt dẻ có vị bùi bùi, ngọt ngọt rất đặc trưng và cuốn hút người ăn. Ở Cao Bằng lại có loại hạt dẻ Trùng Khánh to gấp 5, 6 lần loại hạt dẻ rừng. Chỉ cần nhìn thấy sự bóng tròn, mây mẩy hấp dẫn của nó thôi cũng khiến cho nhiều người đam mê thức ăn này phải hét lên vì sung sướng.

Hạt dẻ Trùng Khánh nổi tiếng là thơm ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt, khi chế biến bất cứ kiểu gì thì hạt dẻ Trùng Khánh vẫn giữ được hương vị riêng. Sẽ chẳng quên được khi thưởng thức lần đầu tiên hương vị bùi ngậy và cái ngọt ngọt chắt chiu từ nắng và mưa rừng. Nó còn ngon hơn và bổ dưỡng hơn khi kết hợp với những loại thực phẩm khác. 


+ Mác mật

Lá mác mật là một loại lá có hương liệu tuyệt vời, nó kết hợp với các loại thịt nướng. Loại quả của cây này cũng ngon không kém. Khoảng thời gian đầu tháng 8 lên Cao Bằng bạn sẽ bị quyến rũ ngay bởi ánh nhìn đầu tiên với những chùm mát mật nặng trĩu trên cây.

Quả mác mật có một mùi hương rất lạ nhưng vị lại ngọt ngọt, chua chua cuốn hút rất nhiều người thích ăn vặt. Nó giống như một loại quả gây nghiện, chỉ cần thử qua một lần là lần sau nghe đến sẽ thèm thuồng muốn ăn.

Quả mac mật khi chế biến với những loại thực phẩm khác cũng rất thơm. Quả mác mật đã khử hết mùi hoi của vịt, mùi tanh của cá và bớt lượng mỡ ngấy trong chân giò,… khiến cho món ăn càng thêm ngon và hấp dẫn mà các bà  nội trợ không cần cố gắng quá nhiều.

Quả mác mật còn có thể ngâm với măng tươi, ớt, tỏi và rượu trắng hay là nước muối để dành ăn quanh năm. Nước đó có thể dùng để pha nước chấm hoặc là loại phụ liệu cho nhiều món kho và xào… như lúc còn tươi.


+ Rau dạ hiến

Trong số các loại rau rừng thì loại rau dạ hiến có tác dụng bổ trợ sức khoẻ, và ngon. Dạ hiến được gọi là khau hương. Khi mùa xuân đến, rau dạ yến có một màu xanh non mơn mởn nhìn đã rất bắt mắt và khi thưởng thức thì càng thêm yêu thích.

Rau dạ hiến kkhoong sinh trưởng ở những vùng phú sa màu mỡ mà nó sinh trưởng trên núi đá. Chính vì thế mà nó có mùi và vị khác lạ. Rau dạ hiến thơm nồng, ngai ngái nhưng khi ăn vào thì giòn khi xào tái. Có người thì vì rau dạ hiến như sầu riêng vì hễ ăn là người ta sẽ bị nghiện. Bởi vậy, chỉ là rau thôi nhưng du khách ghé đến Cao Bằng rất hay mang loại rau này về làm quà. 


Còn chần chừ gì nữa mà không xách ba lô lên và đến với nơi đây để khám phá nhiều điều thú vị hơn nữa.

Khi bạn cần bất cứ thông tin du lịch nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH CLOUDTOUR

Đ/C: 54 Cách Mạng Tháng Tám, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Website: www.cloudtour.vn                     Email:[email protected]

CSKH: 05113 67 68 68/ 096 58 68 568




Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886