1, Di tích ngục Đắk Mil
Vào năm 1940, ngục Đắk Mil được thực dân Pháp xây dựng trong một khu rừng già thuộc huyện Đắk Mil. Nơi đây để giam giữ và đày ải nhiều chiến sĩ cách mạng và người dân yêu nước.
Nhà ngục này được thiết kế theo lối nhà sàn của đồng bào người Ê để gồm 9 gian nhà bằng gỗ, lợp mái tranh và có hàng rào gỗ chèn dây thép gai, 4 góc quanh nhà ngục có chòi canh 24/24.
Tháng 11/ 1941, đoàn tù đầu tiên bị đày vào ngục Đắk Mil gồm 45 tù binh chính trị được cho là nguy hiểm nhất tại tù Buôn Mê Thuột. Tại ngục Đắk Mil, các chiến sẽ cách mạng đã tổ chức vượt ngục thành công.
Cuối năm 1943, thực dân Pháp đã chuyển tất cả tù binh về ngục Buôn Mê Thuột và tuyên bố phá sản ngục Đắk Mil.
2, Di tích cách mạng căn cứ kháng chiến B4 – liên tỉnh IV
Đây là một khu căn cú của cách mạng và lực lượng kháng chiến liên tỉnh IV. Gồm hai khu căn cứ là phía Bắc Nậm Nùng và phía Nam Nậm Nùng.
Địa bàn hoạt động an toàn của các ban ngành trong tỉnh và của liên tỉnh. Đây là khu hành lang chiến lược vừa đưa sức người lẫn sức của từ hậu phương ra tiền tuyến. Là nơi nối giữa Tây Nguyên với miền Đông Nam bộ và miền Bắc với miền Nam. Và đây cũng là nơi đưa đón các đồng chí cách mạng lãnh đạo từ Trung ương và miền Nam để chỉ đạo kháng chiến và nổi dậy năm 1975.
3, Di tích lịch sử là địa điểm bắt liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh đến Đông Nam Bộ
Đây là địa điểm nối liền giữa hai khu vực chiến lược là Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên. Khai thông được đường mòn Hồ Chí Minh là chấm dứt tình trạng hai miền Nam – Bắc bị chia cắt trong thời gian kháng chiến. Sự hình thành nên địa điểm này đã là một bước ngoặt to lớn đối với cách mạng của Việt Nam.
4, Di tích lịch sử lưu niệm N’Trang Gưh
Đây là địa điểm phần mộ của N’Trang Gưh, cánh đồng, buôn làng và căn cứ của nghĩa quân do N’Trang Gưh làm thủ lĩnh chống quân Xiêm năm 1884 đến 1887. Nay địa điểm này thuộc xã Buôn Choáh huyện Krông nô.
Tại đây vị thủ lĩnh này đã tập hợp hơn 600 thanh niên thuộc 20 buôn làng trong phạm vi sông Krông Ana và Krông Nô, sau đó đứng lên tiêu diệt quân Xiêm tại cánh đồng của làng Tur và làng Phok ở cuối thế kỷ thứ 19.
Vào năm 1900, N’Trang Gưh lại một lần nữa kêu gọi dân làng đứng lên khởi nghĩa chống Pháp. Dưới sự dìu dắt của vị lãnh đạo này thì cuộc khởi nghĩa đã dành nhiều chiến thắng vẻ vang làm chấn động toàn Đông Dương và giới cầm quyền của Pháp.
5, Danh thắng thác Đ’ray Sáp thượng
Thác này còn gọi là thác Gia Long thuộc huyện Krông Nô, là thác nằm ở dòng sông Sê rê Pok gắn với nhiều câu chuyện huyền thoại về tình yêu của nàng H’Mi. Nơi đây từng là nơi thực dân Pháp đã huy động dân phu, tù nhân ở nhà tù Buôn Mê Thuột lao dịch khổ nhọc dưới đòn roi tra tấn để xây dựng nên đoạn đường vòng cùng với chiếc cầu treo qua sông Ea Kông