Khu di tích Tháp Bà Ponagar

Đây là một quần thể kiến trúc cổ thuộc nền văn hoá Chăm Pa và có quy mô lớn nhất miền Trung. Nó được coi là một sanh thắng thuộc hàng bậc nhất của Nha Trang. Tháp được nằm trên núi Tháp ở cửa sông Cái, nằm về phía Bắc của Thành Phố Nha Trang và cao 50m so với mực nước biển.



Đây là một quần thể kiến trúc cổ thuộc nền văn hoá Chăm Pa và có quy mô lớn nhất miền Trung. Nó được coi là một sanh thắng thuộc hàng bậc nhất của Nha Trang. Tháp được nằm trên núi Tháp ở cửa sông Cái, nằm về phía Bắc của Thành Phố Nha Trang và cao 50m so với mực nước biển. 

Tổng thể kiến trúc của Tháp Bà có 3 tầng. Tầng thấp nhất là ngôi tháp cổng ngang với mặt đất và ngày nay đã không còn nữa. Tầng thứ hai có những bậc thang đá dẫn lên, hiện nay chỉ còn lại hai dãy cột hình bát giác bằng gạch. Mỗi bên có 5 cột với đường kính hơn 1 mét và cao 3 mét. Nằm trên một nền cao hơn 1m, là hai dãy cột nhỏ nằm về hai phía với 12 cột có chiều cao thấp hơn. Trên thân mỗi cột còn có các lỗ mộng khoét sâu và ngang bằng với các cột nhỏ Tầng cao nhất là nơi xây dựng các ngọn tháp. 

Tháp Bà Ponagar thường dùng để chỉ chung cho quần thể những ngọn tháp này nhưng sự thật của nó chỉ là tên gọi của ngọn tháp cao 23 m lớn nhất.

Được xây dựng trong 5 thế kỉ (từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XIII), đây là thời kì hưng thịnh nhất của Ấn Độ giáo hay còn gọi là đạo Hindu tại vương quốc Chăm cổ.

Mỗi tháp có 4 tầng, bên ngoài gồm có cửa, tượng bằng đá hình thần và thú. Bên trong thờ một tượng nữ thần tạc bằng đá hoa cương màu đen với chiều cao 2,6m và tượng được đặt trên một bệ hoa sen bằng đá, lưng tựa vào là bồ đề. Đây là sự kết hợp hài hoà giữa kỹ thuật chạm nổi, tượng tròn và là một tác phẩm điêu khắc kiệt xuất của Chăm Pa. Bức tượng trước đây đã bị người Pháp lấy mất đầu, nay đầu tượng chỉ được làm bằng xi măng và vẽ mặt. Tượng này được người Chăm gọi là Ponagar còn người Việt gọi là Thánh Mẫu Y A Na. Là người được tạo thành từ bọt biển và mây trời. Theo truyền thuyết đây là người đã duy trì nòi giống và dạy con người trồng trọt,…

Rải rác quanh tháp là những tượng người và tượng thú,..Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva đang cưỡi ngưu thần Nandin. Những hình điêu khắc vũ công, người xay gạo, săn bắn hay chèo thuyền được khắc bên ngoài tường tháp.

Các tháp khác được thờ nhiều vị thần khác nhau: Một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ Giáo là Shiva, thần Sanhaka và con trai của Siva là thần Ganeca. Cách về phía Nam 20m so với tháp chính là nơi thờ thần Shiva, tháp nhỏ và ít điêu khắc hơn. Và về hướng Nam so với tháp này là tháp thờ thần Ganeca, thân người đầu voi và một linga. Người phương Tây cho rằng nó thiên về tình dục nhưng thực ra linga có 3 phần: phần thấp hình vuông tượng trưng cho Brahma, phần giữa hình bát giác là tượng tương cho Vishnu, phần trên cùng hình tròn tượng trung cho Rudra hay là Shiva. Nên vì thế gọi là linh thạch trụ.

Đến ngày 20/3 âm lịch, nơi đây lại diễn ra lễ hội Tháp Bà với một loạt những hoạt động phong phú nhằm tôn vinh nét đẹp của văn hoá Chăm Pa. Xen giữa những lễ chính là các hoạt động tôn giáo như biễu diễn hát bộ, đọc kinh cầu an, múa bóng,…

Nếu có dịp đi vào thời gian diễn ra lễ hội bạn đừng bỏ lỡ nhé, sẽ rất thú vị đấy!


Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886