Các lễ hội truyền thống ở Hà Giang

Khi nói đến những lễ hội đặc sắc của những dân tộc ít người sống ở vùng cao Tây Bắc thì phải kể đến lễ hội lồng tồng của người Tày, Nùng; lễ hội cấp sắc của dân tộc Dao hay là lễ hội Gầu Tào của người Mông,…

Những lễ hội của dân tộc thiểu số vùng cao Hà Giang không có quy mô rộng như các lễ hội ở miền xuôi nhưng nó có giá trị nguyên bản và tạo nên được nét văn hoá đặc sắc riêng.

Với dân số đông nhất trong các dân tộc ở Hà Giang và phân bố rộng rãi khắp nơi trong tỉnh thì đồng bào người Tày, Nùng có một lễ hội xuống đồng với tên gọi khác là lễ hội Lồng Tồng. Hàng năm cứ vào mùa xuân người ta lại tổ chức lễ cúng trên một đám ruộng nằm trước bản. Mỗi gia đình sẽ mang theo một mâm lễ vật gồm thịt, rượu, xôi ngũ sắc và các lại bánh để dâng thần linh, trời đất. Thầy cúng sẽ đứng ra cầu khấn cho năm tới mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Sau phần lễ sẽ có tổ chức rất nhiều trò chơi mang nét truyền thống nơi đây.


Với người dân tộc Mông thì có lễ hội Gầu tào có nghĩa là hội chơi đồi hay là hội chơi núi mùa xuân. Đối với người dân tộc Mông, nếu hai vợ chồng lấy nhau đã được thời gian lâu mà không có con trai nối dõi thì gia đình sẽ mời thầy về cúng làm lễ trời dất, thần linh và hứa nếu sinh được con trai sẽ tổ chức lễ hội vào mùa xuân cho mọi người vui chơi.



Thời gian lễ hội diễn ra vào ngày mùng 2 tết hoặc kéo dài từ 1 đến 3 ngày trên những khu đồi tương đối bằng phẳng. Sau khi cúng bái cho đất trời xong thì khách đi dự hội sẽ cầu chúc gia chủ. Nghi lễ khai hội là một điệu múa khèn sau đó là cảnh hát hội do chủ nội và một vài người lớn tuổi trong làng dẫn lời. Đặc sắc nhất vẫn là cuộc thi múa khèn trên cọc, có một số cao thủ còn làm các động tác khá nguy hiểm như là uốn người qua một đòn gánh bắc qua chảo thắng cố,… Lễ hội kết thúc nhưng người đồng bào nơi đây vẫn còn chơi xuân cho đến hết ngày Rằm tháng giêng mới bắt tay vào làm việc đồng án. Lễ hội Gầu Tào thể hiện toàn bộ nét văn hoá dân gian của người dân tộc Mông. Do vậy, mà các cơ quan ban ngành ở Hà Giang đang dần khôi phục lại lễ hội này cho người dân tộc Mông mỗi độ xuân về.


Đến với dân tộc người Dao thì họ trọng hơn phần nghi lễ. Người Dao có đức tính cần cù chịu khó, ngoài ra họ còn lưu giữ nhiều nét văn hoá vẹn nguyên truyền thống của dân tộc mình. Một trong những lễ hội được lưu truyền cho đến ngày nay là lễ cấp sắc cho đàn ông người Dao. Người dân tộc Dao quan điểm rằng nếu người đàn ông chưa được cấp sắc  thì vẫn coi là chưa trưởng thành và không được phép tham dự vào công việc của làng bản,… Lễ hội cấp sắc có nhiều nghi lễ khác nhau như là : Lễ hội đội đèn, lễ cây giữ đèn, lễ giao binh mã, lễ cấp bản sắc,… Xen lẫn giữa những nghi kễ đó là nhiều điệu múa cổ truyền của người Dao.


Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886