Những đặc điểm nổi bật của môn võ Tây Sơn

Ngày xưa, hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ đã tiếp thu những tinh hoa của các dòng võ khác nhau để xây dựng nên dòng võ Tây Sơn với những đặc điểm riêng phù hợp với bản sắc văn hoá người Việt.

Một vài đặc điểm nổi bật của môn võ Tây Sơn:


- Tính dân tộc:  Các đòn thế của võ Tây Sơn rất hiểm hóc. Ra đòn rất nhanh, biến hóa khôn lường, lấy công giữ thủ song toàn, lấy thủ làm công, hư thật bất phân, tư thế nghìn nẻo,  khéo léo trăm bề, làm cho đối phương rất khó chống trả. Ông Nguyễn Lữ, em ruột Nguyễn Huệ, đã làm cho nền võ thuật Việt Nam trở thành một trường phái không kém võ Trung Quốc. Nguyễn Lữ đã nghiên cứu các thế gà đá nhau để áp dụng vào võ thuật, từ đó rút ra được lối võ dùng yếu thắng mạnh, dùng nhu thắng cương. Ông cũng nghiên cứu về các thế đá ào ạt tấn công của những con gà lớn với thế chống đỡ của con gà nhỏ là thường chui luồn, từ đó tạo ra thế lặn hụp, tránh né, đi đến phản công. 



- Tính truyền thống: Trước đây người dân Bình Định biết võ để tự vệ. Họ truyền cho nhau trong bàn làng, thôn xóm. Với những người thân thì cha truyền cho con, chồng truyền lại cho vợ, anh truyền lại cho em... Nhờ đó mà những bài võ từ thời xa xưa vẫn luôn được lưu truyền. Võ Bình Định tuy có nhiều môn phái khác nhau, nhưng quy tụ lại vẫn giữ gìn truyền thống lâu đời của miền đất võ..


- Tính đa dạng và liên hoàn: Võ Tây Sơn - Bình Định vô cùng đa dạng và phong phú. Bất kể môn phái nào cũng theo một sức mạnh tổng hợp, dung hòa bốn phương. Được như vậy mới có đủ khả năng thắng địch thủ. Tính liên hoàn thể hiện rõ nét trong việc sử dụng tất cả 18 ban binh khí, chia thành 9 loại võ khí dài, 9 loại võ khí ngắn. Dù là bất cứ loại võ khí nào thì cũng đều không ra ngoài 6 điểm: chém xuống, chém ngang, hất lên, gạt xuống, lướt qua và đè. 



* Sự liên quan giữa võ Tây Sơn và võ Bình Định

Trước thời kỳ Tây Sơn, ở Bình Định đã có rất nhiều người giỏi võ. Những người này là tướng sĩ đi theo chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa để lập nghiệp, một số khác là những người Trung Quốc sang trú ngụ tại vùng đất Quy Nhơn, An Nhơn. Người Bình Định vốn có truyền thống ưa học võ, học từ thầy, học bạn, rồi dung hòa tất cả để cải tiến dần. Theo lời cụ Hồ Ngạnh, ba anh em Tây Sơn đã cùng học võ như mọi người, nhưng nhờ có óc phán đoán, thiên tư võ thuật và nghiên cứu tinh thâm, họ đã gạn lọc được những tinh hoa của võ thuật, hệ thống và tạo thành môn phái võ riêng. Sau đó, võ Tây Sơn được phổ biến trong quân đội. Những người này sau khi nắm được một số chân truyền của môn phái đã truyền dạy lại cho con cháu, học trò của họ. Lại pha trộn với võ Bình Định, hoặc được cải cách ít nhiều nhằm tránh sự nhòm ngó của triều Nguyễn. Cũng theo như cụ Hồ Ngạnh, võ Tây Sơn hay võ Bình Định đều là võ của dân tộc Việt Nam. Môn phái nào cũng có cái hay, cái thù vị. Tuy nhiên có một vài đặc điểm khác nhau là môn võ Tây Sơn có cơ sở rõ ràng về võ lý được biến đổi qua các thế hệ; còn võ Bình Định thì được truyền dạy hơi phần tùy tiện, bị thêm bớt, sửa đổi bởi những người truyền võ.


Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886