1. Bảo tàng Quang Trung
Nằm tại làng Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn - Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng chừng 45km về phía tây bắc. Bảo tàng Quang Trung là nơi lưu giữ các hiện vật về những chiến tích của vua Quang Trung và là địa điểm trình diễn Nhạc võ Tây Sơn – môn võ truyền thống của tỉnh Bình Định.
Được khởi công xây dựng vào năm 1978 trên một khuôn viên có diện tích lên đến 95.000m² với lối kiến trúc vừa cổ kính, lại vừa hiện đại, bảo tàng Quang Trung là không gian văn hoá gồm: khu vực bảo tàng, tượng đài Hoàng đế Quang Trung, điện thờ Tây Sơn Tam kiệt, khu biểu diễn nhạc võ Tây Sơn, nhà rông trưng bày văn hoá các dân tộc Tây Nguyên…
2. Chùa Long Khánh
Chánh điện được bài trí tôn nghiêm, ở giữa có tượng đức Phật Thích ca bằng đồng, cao 2m, đã được đúc tại chùa năm 1960. Tượng đức Phật A-di-đà ở trước sân trước chùa cao 17m, đã được tôn trí vào năm 1972. Hiện nay chùa vẫn còn lưu giữ 2 hiện vật quý từ thời vua Gia Long, là: Thái Bình Hồng Chung (chuông Hồng Thái) được đúc năm 1805 và tấm dấu biểu trưng “Long Khánh Tự” in vào năm 1813.
3. Thành cổ Hoàng Đế
Thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn - Bình Định, nằm cách thành phố Qui Nhơn chừng 27km về hướng bắc. Thành Đồ Bàn được khởi công xây dựng dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya vào những năm cuối thế kỷ X, đây là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa tồn tại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV. Năm 1775, thành đã được triều đại Tây Sơn xây dựng lại, trên nền kinh đô Trà Bàn, đây là nơi đặt đại bản doanh của nghĩa quân Tây Sơn vào giai đoạn đầu và sau đó được chọn là kinh đô của chính quyền trung ương Hoàng Đế Thái Đức – Nguyễn Nhạc.
4. Tháp đôi
Tháp nằm cạnh cầu Ðôi trên tuyến đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn - Bình Định. Tháp Ðôi còn có tên khác là tháp Hưng Thạnh, đã được mệnh danh là một trong những tháp đẹp “độc nhất vô nhị” trong nghệ thuật kiến trúc Champa.
5. Tháp Bánh Ít
Thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước - Bình Định, nằm trên đỉnh một quả đồi ở giữa 2 nhánh sông Côn là Cầu Giành và Tân An, bên cạnh quốc lộ 1A, Tháp cách thành phố Quy Nhơn khoảng chừng 20km. Đây là một quần thể nổi tiếng gồm 4 tháp, nhìn từ xa trông giống như cái bánh ít nên có tên gọi là tháp Bánh Ít.
6. Tháp Cánh Tiên
Tháp Cánh Tiên nằm giữa thành Ðồ Bàn, làng Nam An, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn chừng 27km về hướng tây bắc. Tháp được xây trên một đỉnh đồi cao khoảng vài chục thước, là nơi thờ bà Nữ Thần Y A Na.
7. Tháp Dương Long
Tháp Dương Long nằm ở xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn. Tháp còn có tên gọi là tháp Ngà, gồm hệ thống 3 tháp, tháp ở giữa cao khoảng 24m, hai tháp hai bên cao 22m. Tháp Dương Long là một trong những cụm tháp đẹp nhất vẫn còn tồn tại của miền Trung Việt Nam.
8. Bãi biển Hoàng Hậu
Thuộc khu Ghềnh Ráng, nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng độ 3km về phía đông nam. Bãi biển Hoàng Hậu đã được đánh giá là bãi biển đẹp nhất của tỉnh Bình Định. Tương truyền rằng, mỗi lần theo vua Bảo Đại đi kinh lý ở các tỉnh miền Trung, Nam Phương Hoàng Hậu đã chọn biển này cho riêng mình. Cái tên bãi biển Hoàng Hậu là bắt nguồn từ đây.
9. Ghềnh Ráng Tiên Sa
Thuộc phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn - Bình Định, nằm cách trung tâm thành phố chừng 3km về phía đông nam. Ghềnh Ráng là một quần thể nhiều bãi đá nối tiếp nhau, uốn lượn quanh theo đường cong của eo núi Xuân Vân và nơi đây được đánh giá là thắng cảnh đẹp bậc nhất của tỉnh Bình Ðịnh.
10. Thắng cảnh Hầm Hô
Hầm Hô nằm ở thôn Phù Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng chừng 55km về phía tây bắc. Đây là một dải liên hoàn bậc thang gồm: suối, sông, hồ, thác, lạch trải dài gần 2km men theo vùng hạ lưu sông Kút.
Đây là địa điểm thu hút khá nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.