Tỉnh hiện có nhiều di tích lịch sử của trung ương gắn với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, chẳng hạn như : Phú Riềng Đỏ gắn với phong trào nổi dậy và đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1929-1930; chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của ngành cao su Việt Nam và các tỉnh ở miền Đông Nam được thành lập ngày 28-10-1929 ; nhà tù Bà Rá nằm giữa rừng thiêng nước độc - nơi mà thực dân Pháp chọn làm địa điểm giam cầm các chiến sĩ cách mạng yêu nước: Nhà giao tế Lộc Ninh là thủ phủ chính phủ của cách mạng lâm thời Cộng Hoà miền Nam Việt Nam - nơi đây đã đón tiếp các Phái đoàn Liên hiệp Quân sự 4 bên, phái đoàn Quốc tế kiểm soát và giám sát thì hành Hiệp Định pari (1973); Khu Căn cứ Quân uỷ và Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang Giải phóng miền Nam Việt Nam (Căn cứ Tà Thiết), nơi sống, chiến đấu và làm việc của một số lãnh đạo Việt Nam như: Đại tướng Lê Đức Anh, Thượng tướng Trần Văn Trà, đồng chí chính uỷ Phạm Hùng, đồng chí Phạm Thị Định…Trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam, thống nhất đất nước; Sóc Bom Bo với hình ảnh đồng bào S’tiêng ngày đêm giã gạo nuôi quân đánh giặc trong những năm 1965-1968 đấu tranh chống mỹ cứu nước.
Đất đai của tinh Bình phước thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp dài ngày mang giá trị kinh tế cao như: điều, tiêu, cao su, cà phê, cao su…Khí hậu ở Bình Phước là nhiệt đới gió mùa ổn định, một năm có hai ùa (mùa mưa bắt đầu khoảng từ tháng 05 đến tháng 10 còn mùa khô được bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 04 ), lượng mưa trung bình hằng năm là 2.400mm. Tỉnh Bình Phước hầu như không có lũ lụt và bão lớn, nhiệt độ trung bình ở vào khoảng 26,50C .
Bình Phước có tại nguyên thiên nhiên đa dạng; rừng với hệ sinh thái động- thực vật phong phú . Đất rừng và rừng ở Bình Phước khoảng 360.000ha, chiếm 53% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Đây là khu vực tập trung rất nhiều loài gỗ quý như: gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương, bằng lăng, sao,…nhiều cây cung cấp vật liệu cho các ngành thủ công mỹ nghệ như: ây, song, lồ ô, tre,…các loại củ lấy bột như: của mài, củ nần, hạt gấm, củ chụp, hạt buông…các loại rau rừng làm thức ăn bổ dưỡng cho con người: lá nhau, lá nhíp, tàu bay, đọt mây, măng…và đây cũng là nơi cư trú và sinh sống của một số loài động vật quý hiếm: tê giác, voi, nai, trâu rừng,…
Rừng ở đây có một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, tham gia vào điều hoà dòng chảy của các con sông lớn như: sông Sài Gòn, sông Bé, sông Đồng Nai…góp phần giảm lũ lụt đột ngột đối với các tỉnh vùng hạ nguồn và đảm bảo nguồn thuỷ sinh trong mùa khô kiệt.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống sông, suối tương đối đa dạng, có giá trị lớn trong việc phát triển kinh tế và phục vụ phát triển du lịch cũng như cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học, là nguồn cung cấp nước ngọt cho các tỉnh nằ trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam…
Sông Bé với nhà máy thuỷ điện Cần Đơn, Cần Đơn và Srok Phu Miêng. Dòng sông Sài Gòn với khu căn cứ của Bộ chỉ huy Miền và hồ Dầu Tiếng. Con sông Đồng Nai với rất nhiều thác gềnh như: Công Viên, Tàn Sao, Sừng Trâu… đã, đang và sẽ là điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tìm hiểu, khám phá.