Lễ hội đâm trâu mừng lúa mới của người S'Tiêng - Bình Phước

Việc tổ chức các lễ hội truyền thống đối với đồng bào rất quan trọng, nhằm góp phần phát huy và gìữ gìn nét đẹp văn hoá bao đời, tạ ơn đất trời, ăn mừng được mùa,… Một trong các lễ hội đặc sắc của đồng bào S’Tiêng, Khmer ở tỉnh Bình Phước là lễ hội đâm trâu mừng lúa mới, lễ hội phá bàu.

Bên cạnh lễ hội cầu mưa, cho đến nay đồng bào người S’Tiêng ở tỉnh Bình Phước còn lưu giữ  một lễ hội vô cùng thú vị: Lễ hội đâm trâu mừng lúa mới. Đây là ột lễ hội cổ truyền, đã có từ lâu đời, được diễn ra hàng năm khi công việc thu hoạch mùa màng xong (tháng 10-12 âm lịch). Cũng có nhiều khi đồng bào tổ chức lễ hội đâm trâu để mừng chiến thắng hoặc cũng có thể nhân dịp tết cổ truyền, vượt qua hoạn nạn... Theo như ông Điểu Thanh (xã Đắk Ơ, H.Bù Gia Mập) chia sẻ : “lễ hội này vừa mang đậm chất sử thi như của các dân tộc ở phía Nam dãy Trường Sơn vừa mang dấu ấn đặc trưng “tục quay đầu trâu” của đồng bào người S’Tiêng.


Trao đổi cùng với chúng tôi, ông Điểu Thanh phấn khởi cho biết: “Năm nay gia đình tôi đã may mắn được sóc chọn để đứng ra tổ chức lễ. Trong suốt thời gian vừa qua, tôi và người thân trong gia đình mình luôn cố gắng làm việc, tiết kiệm tiền, nuôi trâu để chuẩn bị cho việc tổ chức lễ. Tổ chức lễ tốn kém khoảng chừng 100 triệu đồng, nhưng gia đình không hề đặt nặng vấn đề tiền bạc. Vì đây chính là dịp để con cháu trong gia đình báo hiếu cho cha mẹ, trả ơn các vị thần đã luôn giúp đỡ để buôn sóc làm ăn phát đạt, cuộc sống ấm no”. Để hoàn tất lễ, ông Thanh đã chuẩn bị 2 con trâu, 2 con heo; dành 1 tháng trời vào rừng hái lá thuốc, vỏ cây và mua khoảng 2 tạ gạo nấu thành 10 tố rượu cần để mọi người uống trong 3 ngày lễ.

Bà con ở đây chia sẻ, khi muốn tổ chức lễ hội đâm trâu, gia chủ cần phải thông báo nội dung ăn mừng trước vài ba hôm với già làng để già làng xin phép thần linh. Cùng trong thời điểm này, gia chủ tiến hành công việc mời bà con trong sóc đến dự lễ. Trong những ngày diễn ra lễ, gia chủ phải trồng cây nêu, chọn vật tế thần là con trâu ( trâu được sạch sẽ, đem buộc vào cây nêu ở giữa sân để chờ khách đến). Phụ nữ trong nhà giã gạo nấu cháo, nam giới thì sửa soạn rượu cần, cồng chiêng. Cả chủ và khách đều chuẩn bị một số ống lồ ô để uống rượu cần. Già làng, gia chủ, khách khứa ngồi quây quần bên hũ rượu, cùng ca hát, tâm tình, kể cho nhau nghe những chuyện đã qua... Lễ hội được kéo dài tưng bừng suốt đêm cho đến hôm sau khi mặt trời lên.

Ngay sau khi con trâu bị đâm chết, người ta chặt đầu trâu ra, bỏ vào mâm để biếu khách; thịt trâu thì đem chia đều cho mọi người có mặt để chế biến nên những món ăn truyền thống như nướng với than củi. Ngoài ra, thức ăn để thiết đãi khách trong buổi lễ còn có cơm lam, cháo bồi, rượu cần, đọt mây nướng, canh thụt,... Tiệc được kéo dài thêm một vài ngày nữa cho đến khi hết thịt, cạn rượu.


Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886