Bánh tráng Đại Lộc - món quà quê xứ Quảng

Đến Quảng Nam, bạn hãy ghé thăm những làng bánh tráng Đại Lộc để thấy được sự cần cù, khéo tay của những người thợ chân quê làm ra những chiếc bánh thơm ngon cung cấp khắp trong và ngoài tỉnh.

Nếu tham gia tour du lịch Quảng Nam Đà Nẵng, hỏi thăm bánh tráng không ai không nhắc ngay đến bánh tráng Đại Lộc. Những chiếc bánh to tròn, trắng mịn được làm từ bột thuần gạo tạo nên một hương vị đặc trưng và hấp dẫn bất kỳ ai có dịp thưởng thức.



Đại Lộc là huyện nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Nam, cuộc sống của người dân ở đây đa số gắn liền với nông nghiệp. Bên cạnh trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, đan lát... nghề làm bánh tráng ở Đại Lộc cũng đã có từ lâu đời và nổi tiếng trên thị trường.

Ghé thăm những làng bánh tráng Đại Lộc bạn sẽ thấy được sự cần cù, khéo tay của những người thợ chân quê làm ra những chiếc bánh thơm ngon cung cấp khắp trong và ngoài tỉnh. Người ta tận dụng những mảnh đất trống trong vườn, góc sân hay thậm chí là hai bên lề đường để phơi bánh.

Ngoài làm thêm bánh tráng ngọt, bánh tráng mè, bánh tráng dừa… nơi đây vẫn chủ yếu làm tráng bánh cuốn. Bánh tráng Đại Lộc mang hương vị đặc trưng cho món cuốn phổ biến ở xứ Quảng, đặc biệt luôn có mặt trên bàn ăn, mâm cỗ những dịp lễ tết… Người xứ Quảng khi xa quê nhớ món bánh tráng phải tìm mua bằng được vài ràng bánh ở chợ mang về cuốn cho đỡ thèm. Cũng là bánh, là rau sống, là mắm nêm, thịt heo nhưng hình như mọi thứ có vẻ khác lạ vì đúng là thiếu cái mùi thơm lừng của gạo lúa mới, thiếu cái độ dai, tan giòn của bánh tráng Đại Lộc.

Để cho ra lò một tấm bánh ngon đòi hỏi người làm bánh phải khéo léo trong từ việc pha chế nguyên liệu cho đến thao tác tráng bánh trên bếp lò. Gạo mùa lúa mới phải đảm bảo ba yếu tố thơm, dẻo, ngon. Gạo sau khi được vo sạch, ngâm kỹ và thay nước liên tục trong hai ngày, sau đó đem xay nhuyễn.

Thao tác hoà bột cũng rất quan trọng. Bột phải trộn thật đều tay, lượng nước vừa đủ để hỗn hợp bột không được quá lỏng hay quá đặc, ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Khi tráng phải quay tay vừa nhanh vừa đều, chậm một tí bột sẽ bị khô hoặc chỗ dày chỗ mỏng, sau đó đậy kín nắp vung vài phút, bánh chín trải ra phên rồi đem phơi nắng.

Chiếc bánh mỏng mảnh, dễ rách nên khi phơi phải luôn khéo léo, nhẹ nhàng. Người phơi đợi bánh đủ nắng là xếp ngay lại bỏ vào bao, lót lá chuối, lúc bán mới xếp ra ràng để giữ bánh khỏi vỡ.

Một yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của tấm bánh là thời tiết. Từ xưa đến nay, người Đại Lộc vẫn luôn tranh thủ những ngày trời nắng to để tráng bánh. Một tấm bánh sau khi tráng nếu được phơi đủ nắng sẽ dẻo và có hương vị rất hấp dẫn. Nếu gặp trời mưa, phải dùng lò than để sấy bánh, nhưng cách làm này tốn chi phí hơn trong khi bánh không được ngon.

 Bánh tráng Đại Lộc thường dùng để cuốn với thịt heo luộc, cá nục, …hay thậm chí ăn với rau sống cũng cảm thấy ngon miệng. 

Đi tour du lịch Đà Nẵng, quý khách sẽ được thưởng thức bánh tráng thịt heo Đại Lộc trong bữa ăn. Nếu không, hãy sắp xếp thời gian ghé Chợ Hàn để trải nghiệm món đặc sản này.


Một số chương trình tham quan thú vị tại Đà Nẵng:
Tour du lịch trượt thác Hòa Phú Thành
Tour du lịch suối nước mát đèo Le
Tour du lịch Đà Nẵng Huế động Thiên Đường
Tour du lịch Đà Nẵng Cù Lao Chàm

Cloudtour - chúc quý khách một kỳ nghỉ vui vẻ !




Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886