Đại Bình - ngôi làng Nam Bộ giữa lòng miền Trung

Các người lớn tuổi trong làng kể rằng, trong những năm tháng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thì cả vùng đất Quế Sơn không nơi nào là không chịu những trận bom khốc liệt. Nhưng lạ thay là cây trái trong làng bốn mùa đều sum xuê trĩu quả. Có lẽ vì thế mà làng Đại Đường khi đó đổi tân thành làng Đại Bình ngày nay (làng bình yên lớn).


Làng Đại Bình nằm ở thôn Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đây là ngôi làng Nam Bộ độc nhất vô nhị giữa miền Trung. Nó tựa lưng và núi và hướng mặt ra dòng sông Thu Bồn. Đây là làng quê nổi tiếng của đất Quảng với nhiều người sống thọ nhất và là làng yên bình, nhiều trái cây nhất. Xưa kia làng Đại Bình có tên gọi là Đại Đường. Các người lớn tuổi trong làng kể rằng, trong những năm tháng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thì cả vùng đất Quế Sơn không nơi nào là không chịu những trận bom khốc liệt. Nhưng lạ thay là cây trái trong làng bốn mùa đều sum xuê trĩu quả. Có lẽ vì thế mà làng Đại Đường khi đó đổi tân thành làng Đại Bình ngày nay (làng bình yên lớn).

Ngôi làng Đại Bình như một bán đảo nhỏ có đồi thấp, làng mạc, ruộng đồng, dòng sông bao quanh. Làng có một không gian toàn màu xanh và ẩn hiện trong màu xanh ấy là những nét chấm của những quả chín trên cành. Người Đại Bình rất tự hào về ngôi làng của mình vì nó rất yên bình, nên thơ mà trời đất đã ưu ái ban tặng cho ngôi làng. Sâu xa hơn, niềm yêu quý quê hương ấy còn được bồi đắp bởi một thứ văn hoá mà bao đời nay vẫn lưu giữ đó là những gánh tuồng. Những gánh tuồng một thời đã nức tiếng làng trên xóm dưới, dựng lên một đời sống tinh thần cho người dân quê hương. Những đội tuồng được thành lập từ những người dân chân lấm tay bùn ngày nay vẫn đầy đủ cảm xúc và đầy nghệ thuật, họ cùng nhau giữ gìn một nét văn hoá truyền thống của làng. Cứ vài đêm, người làng lại tụ họp với nhau, nghe những đoạn trích của vỡ tuồng cũ nào đấy, họ như sống lại một thời xưa kia của làng và để giữ làng trầm mặc trước bao sự biến đổi của đời sống hiện đại. Đời sống văn hoá này là tất yếu vì nó kết tinh từ những nếp sinh hoạt đậm chất truyền thống của người Việt ở làng Đại Bình.

Những ngày xuân làng lại rộn ràng những lễ hội truyền thống. Làng Đại Bình sạch sẽ, những hàng chè được tỉa thẳng tắp. Những đứa trẻ trong làng hễ thấy người lớn bất kể lạ hay quen vẫn khoanh tay chào, đêm ở làng không cần cài cửa ngõ. Chỉ cần một ngày ở lại nơi đây, bạn sẽ thấy thật thoải mái, thư giãn, an nhiên. 

Làng Đại Bình đã có hơn 300 năm tuổi. Ba thế kỷ qua, Đại Bình cứ lặng lẽ, bình yên với những mớ thịt, những gánh rau, từng mẹt cá sông theo các cô, các bà đến với từng cổng nhà. Núi rừng uốn quanh ngôi làng tạo nên một phông nền tuyệt hảo cho bức tranh thiên nhiên làng Đại Bình. Điểm nhân của làng là luỹ tre bao quanh dọc theo sông Thu Bồn. Bức tranh ấy là nét cuốn hút nhất của ngôi làng, giữ cho làng phogn thái tĩnh lặng, bình yên. Sự thanh mát bình yên của những nếp nhà được thu gọn trong tầm mắt của du khách khi đến trước cổng làng. Ngôi nhà nhỏ bé lọt giữa khung cảnh thiên nhiên, nó đã tạo cho làng một nét riêng biệt trong lòng miền Trung và có một vài nét giống làng ở Nam Bộ. 

Những giọt phù sa chắt chiu từ dòng sông Thu Bồn, đã ươm mầm những cây trái của làng sum suê trĩu quả với đủ loại đặc sản Miền Nam như cam, măng cụt, quýt, sâu riêng. Chính vì thế mà làng có một thương hiệu là “Vườn Nam Bộ” hay “ làng Nam Bộ”. Lạc giữa những vườn cây làng Đại Bình du khách như lạc trong một bức tranh đầy màu sắc. Quả bưởi màu xanh căng mịn, bòn bon vàng ươm có vị chua chua ngọt ngọt, chum quýt vàng xanh lơ lửng trên cây. 

Lòng mến khách của người dân quê và những câu chuyện đối nhân xử thế như cổ tích luôn tồn tại trong ngôi làng yên bình này. 

Từ Đà Nẵng theo quốc lộ 1A hướng về thành phố Tam Kỳ, đến ngã ba Hương An rã vào theo đường ĐT611, qua đèo Le đến thị trấn Trung Phước rồi qua đò là du khách đến được làng Đại Bình; hoặc đi thêm 2km nữa qua cầu Nông Sơn để vào làng. Có cầu nhưng phương tiện đi lại của người dân nơi đây vẫn là đò ngang.


Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886