1/ Cháo lươn xanh Quảng Nam
Nếu có dịp đi tour du lịch Đà Nẵng, quý khách dành ít thời gian đến làng Bình Định, Thăng Bình (Quảng Nam), du khách có lẽ rất khó cầm lòng với món đặc sản dân dã đã có từ bao đời nay: cháo lươn xanh hay còn có tên gọi là cháo lươn gạo si.
Món lươn xanh này được nấu bằng gạo si, một giống lúa địa phương rất dẻo, thơm và có vị ngọt bùi đặc trưng. Gạo sau khi làm sạch đem nấu loãng với đậu xanh xay nhỏ. Lươn được dùng phải là loại lươn đồng, khi bắt về vẫn còn sống, bỏ vào hũ đất, cho muối sống vào chà xát nhiều lần để loại bỏ hết chất nhờn rồi rửa sạch bằng nước giếng. Sau đó, người ta bỏ ngũ tạng lươn rồi chặt thành từng khúc nhỏ bằng lóng tay, đem trộn đều với sả xắt mỏng và dầu phụng (dầu lạc), đậu phộng (lạc), thêm một ít tiêu, hành, ớt rồi bắt lên bếp um chín.
Cháo múc lên phải thật nóng rồi cho lươn um vàng vào ăn kèm với rau cải xanh thật tươi xắt mỏng như sợi bún và một đĩa ngò tây, lá hành, rau răm bên cạnh một cái bánh tráng dòn tưng.
2/ Bánh tổ - hương vị tết Quảng Nam
Trong các món ăn chơi ngày tết của người dân Quảng Nam và cả trên những mâm lễ cũng gia tiên, không thể không nhắc đến bánh tổ. Đây là món bánh đặc sản, bình dân mà hương vị lại vô cùng hấp dẫn. Ngay ở tên gọi cũng đã chứa trong nó ý nghĩa nhớ về cội nguồn, tổ tiên – một truyền thống tốt đẹp của người Việt trong những ngày Tết đến. Bánh tổ còn được lấy tên từ chính “ngoại hình” của bánh. Không ai gọi là cái bánh tổ, mà phải là ổ bánh tổ bởi bề ngoài bánh trông như chiếc bát, được bọc bằng một lớp lá chuối dày dặn. Bánh có màu trắng ngà, cà phê, hay “đen như cục đường bát” tùy theo loại và lượng đường được dùng làm nguyên liệu chế biến. Bên trên bánh có phủ một lớp mè (vừng).
Cái hay của bánh tổ ở chỗ có thể để được lâu, ăn dần dà cả tháng. Có thể dùng dao bản to để xắt bánh ra thành từng lát hình cánh cung, sắp ra đĩa dùng. Hoặc “tét” bánh theo kiểu người Quảng, dùng một sợi dây cước, một đầu cước ngậm vào miệng, một đầu cầm tay, xắn ngang ổ bánh tổ.
Người Quảng Nam còn có món bánh tổ chiên cũng vô cùng hấp dẫn. Bánh được xắt ra thành từng miếng nhỏ, đem chiên qua dầu để tạo thành một thứ bánh có hương vị vừa thơm ngon vừa béo ngậy.
Hãy đến du lịch miền Trung vào dịp tết quý khách sẽ được thưởng thức trọn vẹn một cái tết ấm cúng của tình thân.
3/ Cá chuồn Núi Thành
Cá chuồn tập trung nhiều ở vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là vùng biển Quảng Nam. Cá có mình thon dài, lưng xanh, bụng trắng. Loài cá này có cặp cánh dài đến tận đuôi. Nhờ vậy, cá có thể bay, tuy không cao.
Cá chuồn là món phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày của người dân xứ Quảng mỗi khi hè về. Và đã là người Núi Thành thì không ai không biết đến món cá chuồn xanh nướng cuốn rau sống chấm với nước mắm ớt tỏi, vừa ăn vừa hít hà trong chiều tà bãi Rạng.
Lạ một điều, cá chuồn là loại cá ưa củ nén đến kỳ, dù được chế biến dưới hình thức nào, từ chiên, kho đến nướng cũng không thể thiếu loại gia vị này. Vì thế, khi thấy cá chín vàng ươm, người nướng cá sẽ rưới lên một vài muỗng dầu ăn có phi củ nén, rồi nướng thêm khoảng 5 phút để mùi củ nén bám vào cá đánh bay mùi tanh, tạo nên vị bùi của thịt cá chuồn tươi quyện với mùi nén thơm lựng.
Cá chuồn có thể chế biến thành nhiều món ngon: cá chuồn áp nén chiên giòn, cá chuồn nấu canh với rau muống, nấu cháo gạo, luộc, kho… Nếu là khách phương xa, bạn sẽ được người dân địa phương đãi món cá chuồn nướng. Món ăn dân dã, chân quê này khá đơn giản, rẻ tiền nhưng nếu một lần được thưởng thức thì lưu luyến mãi không thôi.
Một số chương trình du lịch dành cho quý khách tham khảo khi đi du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng:
Tour khám phá vương quốc tỏi Lý Sơn
Tour du lịch Đà Nẵng Hội An 6 ngày 5 đêm
Tour Đà Nẵng Cù Lao Chàm 2 ngày
Tour ghép Đà Nẵng 3 ngày 2 đêm