Vua Tự Đức ở ngôi được 36 năm, là vị vua trị vì nước ta lâu nhất trong 13 vị vua của triều Nguyễn. Vua Tự Đức là người uyên thâm nền học vấn phương Đông, nhất là nho học. Vua giỏi về cả sự học, triết học, văn học nghệ thuật, và rất yêu thơ. Tự Đức ở ngôi trong hoàn cảnh đất nước rất khó khăn, khi mà thực dân Pháp đe doạ xâm chiếm nước ta và nội bộ anh em lục đục tranh giành ngôi báu, nhà vua đau yếu bệnh taatjt và kkhoong có con nối dõi. Vua đã cho xây Khiêm Lăng – là khu lăng tẩm như một hành cung thứ hai để vua tiêu sầu và phòng lúc “ra đi bất chợt”
Lăng Tự Đức xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng ngày nay là thông Thương Ba, xã Thuỷ Xuân thành phố Huế. Đây là một công trình có kiến trúc cung đình thời Nguyễn đẹp nhất. Sauk hi chọn nơi xây xong, nhà vua cho chuẩn bị đồ án, kiến trúc theo ý muốn của mình và đặt tên cho công trình là Vạn Niên Cơ. Năm 1864, công trình được khởi công với 6000 lính và thợ được huy động. Theo dự kiến ban đầu thì sẽ xây trong vòng 6 năm, những hai viên quan trogon coi công trình đã bắt những người lính, thợ phải làm ngày làm đêm để hoàn thành trong 3 năm. Kết quả của việc cưỡng bức lao động đã dẫn đến khởi nghĩa lính thợ do Đoàn Trưng làm chỉ huy. Cuộc khởi nghĩa không thành và bị đàn áp và uy tín của vua Tự Đức cũng tổn thất nặng nề theo cuộc khởi nghĩa này. Sau đó, vua Tự Đức đã đổi tên thành Khiêm cung sau này khi vua mất được gọi là Khiêm Lăng.
Bố cục của Khiêm Lăng gồm hai phần chính, trên hai trục song song và lấy núi Giáng Khiêm làm Tiền án, núi Dương Xuân làm Hậu chẩm, hồ Lưu Niệm làm Minh Đường. Các công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm. Toàn bộ cảnh lăng vua Tự Đức là một công viên rộng lớn. Qua khỏi cửa Vụ Khiểm và miếu thờ Sơn Thần, sẽ có một con đường chính dẫn vào khu vực điện thờ, mà đây là nơi nghỉ ngơi giải trí của vua trước đây. Đầu tiên là Chí Khiêm- nơi thờ các bà vợ của vua, tiếp đến là ba bậc tam cấp đã vào Khiêm cung môn.
Hồ Lưu Khiêm trước đây là một con suối nhỏ được đào rộng thành hồ, giữa hồ có đảo Tĩnh Khiêm trồng hoa và có một hang nhỏ để nuổi thú. Trên hồ có Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ là nơi vua thường làm thơ, đọc sách, ngắm hoa,… Bên trong Khiêm Cung, chính giữa là nơi thờ tự của vua và Hoàng hậu; hai bên tả và hữu là Pháp Khiêm vu là Lễ Khiêm vu dành cho các quan văn và quan võ theo hầu. Điện Lương Khiêm là chỗ nghỉ của vua sau được dùng để thờ bà Từ Dũ mẹ của vua. Bên phải Lương Khiêm là Ôn Khiêm – nơi cất đồ ngự dụng, bên trái là nhà hát Minh Khiêm để vua xem hát – đây được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam còn được bảo tồn hiện nay. Tri Khiêm và Y Khiêm viên là chỗ ở của các cung phi theo hầu khi vua sống cũng như lúc vua đã chết.
Tất cả các vận dụng, cửa đều được làm bằng gỗ; còn các kiến trúc ở lăng mộ đều được xây bằng gạch đá. Ngay sau Bái đình với hai hàng tượng quan văn quan võ uy nghi là Bi đình (nhà bia) với tấm bia bằng đá thanh lớn nhất nước ta có khắc bài Khiêm cung kí do nhà vua biên soạn để nói về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những bệnh tất rủi ra của mình. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu thành xây bằng gạch. Chính giữa là một ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh là nơi yên nghỉ của vua.
Lăng Tự Đức xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân thành phố Huế). Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Lăng nằm giữa một rừng thông bát ngát, cách Huế 8km. Đến Huế, hãy dành thời gian ghé thăm lăng Tự Đức để khám phá hết vẻ đẹp nơi đây.
TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH CLOUDTOUR
Đ/C: 54 Cách Mạng Tháng Tám, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Website: www.cloudtour.vn | www.tourdanang.com.vn
Email: [email protected]
CSKH: 02363 67 6868