Văn hóa & con người đất Vĩnh Long

Vĩnh Long cảnh đẹp người xinh Quyện lòng du khách gợi tình nước non

1/ Những người con bên dòng sông Tiền

Mảnh đất  Vĩnh Long không chỉ được biết đến bởi tấm lòng nhân hậu, hiếu khách của người dân, mà còn được nhắc đến như một vùng đất của những huyền thoại, những vị anh hùng dân tộc! Đất Vĩnh Long vùng đất của “địa linh nhân kiệt” đã sản sinh ra những con người tài năng cho đất nước mãi cho các thời kỳ sau này. Trong đó có cố Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng Phạm Hùng, cố Thủ Tướng Chính Phủ Phạm Văn Kiệt, cố Phó bí thư Cục Trung Ương Miền Nam Phạm Văn Đáng. Vĩnh Long còn có những danh nhân kiệt xuất nhà bác học Trương Vĩnh Ký, Bùi Hữu Nghĩa, Anh hung lao động Trương Minh Đức.

Nguyễn Văn Thoại (1761 – 1829) – cái tên vẫn thường được nhắc đến như một điều thiêng liên, tên ông được dùng để đặt tên cho những con đường trên khắp đất nước Việt Nam. Ông được xem là người có đóng góp lớn cho sự hình thành và phát triển của vùng đất Nam Bộ, những gì ông đã đóng góp và cống hiến sẽ mãi được người dân ghi lòng tạc dạ.

Petrus Ký – Trường Vĩnh Ký (1837 – 1898) – cái tên ngắn gọn này đã đi vào lòng người dân Miền Nam hơn thế kỷ nay, và sẽ còn mãi đến ngàn đời sau. Ông là nhà văn hóa nổi tiếng của Nam Kỳ Lục Tỉnh, một người đã có công lao to lớn trong việc hình thành nền học thuật tỉnh Đồng Nai, Cửu Long cũng như trên khắp đất nước Việt Nam nửa bán thế kỷ XIX. Ông chính là người “ khai đường mở lối” trong việc dùng chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hán trong việc biên khảo, trước tác; Viết văn xuôi thay lối văn biền ngẫu của các nhà Nho xưa; làm báo theo đúng ý nghĩa của báo Phương Tây. Tinh thần của Petrus Ký là tinh thần của sự dung hòa Đông  - Tây, tinh thần khoa học kỷ luật với lý luận đạo đức. Tinh thần Petrus Ký là tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng rất cần có cho mọi công trình xây dựng con người và cộng đồng trong nước và thế giới.

Võ Văn Kiệt (1922 - 2008): Tên thật là Phan Văn Hòa, Nhà hoạt động của Đảng và Nhà nước Việt Nam, ông là người có nhiều hoạt động cách mạng, và nhiều đóng góp cho công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc giàu đẹp. Cuộc đời hoạt động cách mạng của ông nhiều thăng trầm nhưng rất sôi nổi. Ngày nay và mãi về sau chúng ta sẽ còn nhắc đến tên ông để gợi nhớ về lịch sử chống giặc ngoại xâm oai hùng của dân tộc Việt Nam.

Đặc biệt, người dân Vĩnh Long có tinh thần cực kỳ hiếu học, ngày nay cũng có nhiều tấm gương học giỏi đứng đầu cả nước. Trong 3 lần tổ chức cuộc thi trí tuệ Đường lên đỉnh Olympia do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức, tỉnh Vĩnh Long đã có 3 thí sinh xuất sắc lọt vào chung kết năm để đạt được 2 chức vô địch và một giải nhì. Tuy còn nhiều vùng khó khăn, nhưng con người nơi đây vẫn hướng đến tinh thần hiếu học để lo cho tương lai con em về sau. Tinh thần ấy vừa là điểm sáng cho Vĩnh Long lại vừa là nét truyền thống của dân tộc Việt Nam.


2/ Văn hóa xứ Vĩnh Long

- Nghệ thuật Đờn ca tài tử: Là loại hình nghệ thuật đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Việt Nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19. Đây là hoạt động sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của người dân Nam Bộ trong các dịp lễ tết, giỗ, cưới, họp mặt….Đờn Ca tài tử là nghệ thuật đờn (đàn) và ca do những người bình dân Nam Bộ sang tác dựa trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Dân Ca, nhạc Cung Đình Huế …Nhạc cụ được sử dụng trong Đờn ca tài tử gồm có đàn kìm, đàn tranh, đàn cò,  đàn tì bà, sáo, tiêu…

- Phong tục tập quán: Các phong tục mừng nhà mới, thờ cúng Hùng Vương, lễ tết cũng giống như bao vùng miền dân tộc Việt Nam. Nét đặc trưng ở Vĩnh Long là các phong tục tập quán của các dân tộc mà tiêu biểu là dân tộc Khơ - me.

+ Lễ Ok Ombok: Mặc dù không có các cuộc đua ghe ngọ, không có thả đèn bay và thả đèn trên sông, nhưng để duy trì hoạt động này người Khmer vẫn thường tập trung về chùa để làm lễ đón trăng



+ Lễ Đonta: Là hình thức lễ kết hợp giữa lễ nông nghiệp và lễ cũng tổ tiên và lễ xã tội vong nhân của Đạo Phật được tổ chức vào tháng 8 âm lịch hàng năm.

+ Lễ Hội Kỳ Yên: Diễn ra từ 1 đến 2 ngày, gồm các nghi lễ chính là lễ Thần Nông, lễ Túc Yên, lễ thỉnh Sắc Thần, Chánh tế, Tiền Hiền, Hậu Hiền, đưa Sắc Thần..Mục đích là để tế thành hoàng cầu cho quốc thái, dân an, xóm làng thịnh vượng ấm no.

Ngoài ra còn có rất nhiều tập tục khác như là lễ xuất hạ, lễ nhập hạ, lễ phật đản, lễ cầu an, lễ Choi Chaman Thmay..

- Trò chơi dân gian: Nhắc đến các trò chơi dân gian, vùng đất Vĩnh Long nói riêng và Nam Bộ nói chung đều rất phổ biến các trò chơi sau

+ Thi thổi cơm: thi thổi cơm trên thuyền, nấu cơm trông trẻ, vừa đi vừa nấu cơm…và mỗi một hình thức thi sẽ có những đặc trưng và hấp dẫn riêng.

+ Đánh quay: là trò chơi dành cho con trai, chia 2 nhóm trở lên…Một người cũng có thể chơi đánh quay, tuy nhiên càng đông thì càng vui và hấp dẫn.

+ Chơi thuyền: Trò chơi dành cho con gái, từ 2 – 5 người, trò chơi gồm có 10 que nhỏ và 1 quả tròn nặng.

+ Ô ăn quan: vẽ thành một ô hình chữ nhật và chia thành 5 hàng dọc khoảng cách đều nhau, được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật vẽ thành hình vòng cung, đó là 2 ô quan đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có màu sắc và hình dạng khác nhau để dễ phân biệt 2 bên.

+ Rồng rắn lên mây: Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người khác sắp thành hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước. Sau đó tất cả lượn đi lượn lại như một con rắn, vừa đi vừa hát.

......

- Trang phục: Trang phục tiêu biểu và truyền thống chính là chiếc áo dài và nón bài thơ…đây như một nét đẹp từ ngàn đời nay của người con gái Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng. Ngoài ra còn có trang phục của các dân tộc đầy màu sắc và vô cùng ấn tượng.


Có thể bạn quan tâm tour du lịch Đà Nẵng
Hỏi tour: 0935 43 0234 | Zalo: 0911 28 6886